• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xuất khẩu thủy sản – một năm đầy thách thức

Nguồn tin: Báo An Giang, 31/12/2014
Ngày cập nhật: 3/1/2015

Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu (XK) thủy sản của An Giang đạt 365 triệu USD, tương đương 156.000 tấn. Để đạt kết quả này, ngành thủy sản đã phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức.

Từ khó khăn bên trong…

Khó khăn mang tính tiêu biểu trong năm mà các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá tra phải vượt qua là tình trạng nguồn cung nguyên liệu bị mất cân đối (khi đủ, khi thiếu), dẫn đến giá cá trong năm lúc cao, lúc thấp, DN không chủ động được nguồn hàng để XK.

Việc đàm phán giá bán sản phẩm với các nhà nhập khẩu luôn gặp khó khăn. DN bị giảm sút uy tín vì trong năm phải liên tục đàm phán lại giá bán với đối tác nhập hàng, trong khi tập quán mua bán quốc tế thì họ không mong muốn điều này.

Về phía nông dân (ND), giá cá “khi tăng, khi giảm”, nhiều năm liền làm ăn thua lỗ, hàng loạt kế hoạch phát triển nuôi đã bị phá vỡ…

“Đầu năm 2014, giá nguyên liệu ở mức 21.000 đồng/kg nhưng các công ty vẫn không chịu mua. Về sau, lượng cá nguyên liệu trong dân cạn dần, giá tăng lên 22.000 đồng, rồi 23.000 đồng/kg, hiện nay là 24.500 đồng/kg. Với diễn biến dao động trong một biên độ lớn như vậy đã phản ảnh tình trạng phát triển của ngành cá tra không mang tính bền vững. Đây là điều không mong nuốn của các bên tham gia sản xuất cá tra” - ông Nguyễn Hữu Nguyên, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thủy sản Châu Phú, nhận định.

Để đầu tư nuôi 1 héc-ta mặt nước, ND phải tốn từ 8 - 12 tỷ đồng, trong khi 1 héc-ta lúa chỉ từ 35 – 45 triệu đồng. Nhiều năm liền nuôi thua lỗ, tài sản thế chấp (quyền sử dụng đất) của ND đã nằm hết ở ngân hàng, muốn vay thêm cũng không được.

“Khó khăn nội tại của ngành cá tra mà chúng ta cần giải quyết là tình trạng các công ty cung cấp thức ăn liên tục điều chỉnh giá bán tăng lên, làm cho giá thành nuôi tăng cao, trong khi giá cá nguyên liệu thì không tăng (thức ăn chiếm từ 70 - 80% giá thành nuôi). Lợi nhuận thu được ở mỗi khâu trong chuỗi sản xuất không hợp lý. Chính ND là người phải gánh chịu rủi ro, trong khi nhà cung cấp thức ăn, thuốc thú y thủy sản thì lãi nhiều nhất. ND “còng lưng” làm để nuôi các công ty thức ăn thì làm sao phát triển bền vững…” – ông Lê Trung Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang, bức xúc.

…đến thách thức bên ngoài

Trong nước, tình hình nguyên liệu phục vụ chế biến bị mất cân đối nghiêm trọng nhưng giá xuất sản phẩm tăng không đáng kể (bình quân từ 2,4 - 2,6 USD/kg), DN luôn gặp khó. Nghị định 36/2014/NĐ-CP (NĐ36) về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra được xem là cột mốc quan trọng, khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng, quản lý ngành cá tra theo hướng phát triển bền vững. Song, khi áp dụng thì các DN bối rối.

“Cái khó nhất hiện nay mà NĐ36 đặt ra là hàm lượng ẩm không vượt quá 83%, tỷ lệ mạ băng không vượt quá 10%. Nếu sản xuất theo tiêu chuẩn này thì các DN rất dễ thực hiện nhưng điều quan trọng hơn, sản phẩm làm ra bán không ai mua, vì giá bán thành phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn này phải tăng lên từ 0,8 – 1 USD/kg. Chúng tôi đã đàm phán với các đối tác nhập hàng nhưng họ chưa chấp nhận. Sản phẩm làm ra mà không ai mua thì nhà máy có nước đóng cửa…” – ông Doãn Tới, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nam Việt, nói.

Một thách thức khác từ bên ngoài mà các DN phải đối phó là từ năm 2010 đến nay, các hãng tàu biển nước ngoài đặt ra hơn 10 loại phụ phí như: Phí dịch vụ container (THC), phí mất cân đối container (CIC/CIS), phí tắc nghẽn cảng (PSC), phí vệ sinh container, phí cầu đường, phí hóa đơn… Các loại phụ phí này tăng theo thời gian. Năm 2014, các khoản phí này đã tăng từ 20 - 30% so với năm 2013. Điều bất hợp lý là việc tăng phí không hề có lộ trình hoặc sự thỏa thuận nào giữa chủ hàng và hãng tàu.

Cùng với những khó khăn trên, Mỹ vẫn tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam. Trong khi đó, thị trường thủy sản thế giới luôn có những đối tượng thủy sản khác thay thế cá tra như cá minh thái, cá tuyết… là những thách thức mà ngành Thủy sản phải đối mặt trong thời gian tới.

Để ngành Thủy sản phát triển bền vững, Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ giá thức ăn, thuốc thú y thủy sản. Ngân hàng cần thay đổi phương thức cho vay từ quản lý tài sản sang quản lý dòng tiền. Cần đẩy mạnh, nhân rộng mô hình chuỗi liên kết sản xuất cá tra của Tafishco để có nhiều người, nhiều nhà máy tham gia sản xuất, chế biến cá tra. Có vậy thì mới hy vọng năm 2015, ngành công nghiệp cá tra của tỉnh sẽ phát triển trở lại.

“Liên kết các bên tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất cá tra là con đường tất yếu và cấp thiết mà ở đó, chúng ta sẽ tổ chức phân công lại lao động cho hợp lý để từng khâu trong chuỗi có lợi nhuận tương xứng. Ví dụ, DN chế biến thì tập trung lo thị trường xuất khẩu, ngư dân lo nuôi để cá đạt chất lượng tốt nhất; các công ty chế biến thức ăn phải làm ra sản phẩm chất lượng; Nhà nước giữ vai trò điều tiết sản xuất, không để tình trạng cung cầu lệch nhau; ngân hàng thì tiếp tục bơm vốn… Có như vậy thì trong tương lai không xa, ngành cá tra sẽ đi vào quỹ đạo chung, phát triển mang tính ổn định, bền vững” - ông Nguyễn Thái Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Tafishco, nói.

MINH HIỂN

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

31/12/2015

30/12/2015

30/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

28/12/2015

25/12/2015

24/12/2015

23/12/2015

Xem tiếp

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang