• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xuất khẩu thủy sản sang Nga - Sẽ tăng trưởng

Nguồn tin: Báo Công Thương, 16/04/2015
Ngày cập nhật: 17/4/2015

Các doanh nghiệp thủy sản đang nóng lòng chờ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga, Belarus và Kazakhstan (VCUFTA) được ký kết chính thức. Bởi ngoài lợi ích về thuế, VCUFTA sẽ đem lại một loạt thỏa thuận về các hàng rào kỹ thuật theo đúng thông lệ quốc tế, giúp hàng Việt dễ dàng tiếp cận thị trường Nga.

Tận dụng cơ hội

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nga đang có tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Tiêu biểu, tháng 2, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) cá tra tăng đột biến so với tháng 1 từ 45,5 ngàn USD lên trên 3 triệu USD. Các mặt hàng khác cũng có sự tiến triển tích cực. Nhờ vậy, tổng KNXK tháng 2 đã tăng 96% so với tháng 1. Tính chung 2 tháng, tổng KNXK thủy sản đạt 12,7 triệu USD. Dự báo KNXK vào Nga sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Tô Thị Tường Lan - Phó Tổng Thư ký VASEP- đánh giá, kết quả trên cho thấy sản phẩm thủy sản Việt Nam đã tạo được vị trí riêng tại thị trường Nga, nhất là đối với các sản phẩm như tôm, cá tra, surimi… Bởi vậy, ngay khi thị trường Nga mở cửa cho ngành thủy sản Việt Nam, KNXK vào thị trường này đã tăng trưởng vượt bậc. Trong bối cảnh Nga cấm nhập khẩu (NK) thủy sản trong vòng một năm từ Hoa Kỳ, Canada, Na Uy, Australia, các DN Việt cần tận dụng các mặt hàng thế mạnh của mình để cạnh tranh với các quốc gia khác nhằm tạo cơ hội thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, “các DN không nên xuất khẩu quá ồ ạt để tránh rủi ro, vì thị trường này vẫn tồn tại một số vấn đề liên quan đến thanh toán, tiền tệ”- bà Lan nhấn mạnh.

VCUFTA - Chìa khóa tháo gỡ khó khăn

Mặc dù đã có tăng trưởng, tuy nhiên, thủy sản Việt sang Nga còn gặp nhiều trở ngại khi nước này mới chỉ cho phép 23/621 phân xưởng chế biến XK thủy sản Việt Nam được phép XK vào thị trường này. Hơn nữa, theo VASEP, Nga đã và đang siết chặt kiểm soát chất lượng thủy sản NK. Nhiều DN Việt bị đình chỉ XK với lý do chung chung như không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) dù các DN này vẫn XK sang các thị trường khó tính như EU, Nhật, Hoa Kỳ…

Mặt khác, đại diện VASEP cũng cảnh báo, các DN XK vào thị trường Nga có thể đối mặt với một số khó khăn khác như: DN mua hàng với khối lượng lớn nhưng thời gian thanh toán kéo dài (thường trên 45 ngày) khiến DN XK bị đọng vốn; cước vận tải cao do khoảng cách xa; đồng rúp mất giá làm ảnh hưởng đến việc bán hàng và làm giảm sức cạnh tranh của thị trường Nga so với các thị trường khác.

Ngoài ra, Nga nói riêng và Liên minh Hải quan nói chung có các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định về ATVSTP chưa hài hòa với thông lệ quốc tế gây khó khăn cho DN XK.

Tuy nhiên, thách thức này sẽ được tháo gỡ với VCUFTA. Bởi lẽ, hiệp định này vừa giúp các DN được hưởng ưu đãi về thuế vừa đem lại một loạt các thỏa thuận thương mại về kiểm tra chất lượng ATVSTP, kiểm dịch sản phẩm (SPS). Khi VCUFTA có hiệu lực, các hàng rào kỹ thuật này sẽ được thống nhất trên nguyên tắc minh bạch, đúng với thông lệ quốc tế. “Với những quy tắc như thế, DN XK thủy sản Việt Nam sẽ tránh được rất nhiều rủi ro về các yêu cầu an toàn thực phẩm XK” - bà Lan khẳng định.

Bà Tô Thị Tường Lan - Phó Tổng thư ký VASEP:

DN Việt Nam cần tận dụng các mặt hàng thế mạnh của mình để cạnh tranh với các quốc gia khác nhằm nắm bắt tốt cơ hội mở rộng xuất khẩu vào Nga. Tuy nhiên, không nên xuất khẩu quá ồ ạt để tránh rủi ro vì thị trường này vẫn tồn tại một số vấn đề liên quan đến thanh toán, tiền tệ.

Nguyễn Phượng

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

31/12/2015

30/12/2015

30/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

28/12/2015

25/12/2015

24/12/2015

23/12/2015

Xem tiếp

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang