• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cá tra đồng bằng và cá thanh châu Âu

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 14/04/2015
Ngày cập nhật: 15/4/2015

Sản phẩm cá tra ở ĐBSCL, tới cuối năm 2014, với tên Pangasius, đã được xuất khẩu đến 151 quốc gia và vùng lãnh thổ, doanh thu hơn 1,76 tỉ USD. Tuy nhiên, nếu được tinh chế thay vì chỉ xuất hàng phi-lê đông lạnh, giá trị con cá tra đồng bằng hẳn sẽ cạnh tranh được với cá thanh châu Âu.

Cá thanh là cá gì?

"Cá thanh (fish fingers) là sản phẩm cá tiện dùng phổ biến nhất tại Đức". Ông Rosenberger, phó tổng giám đốc điều hành Công ty Nienstedt (Đức), nói tại một hội thảo về công nghệ chế biến thủy sản ở Cần Thơ hôm 8-4. Cá thanh cũng rất phổ biến ở các nước châu Âu khác; năm ngoái, người tiêu dùng ở châu Âu đã ăn hơn 100.000 tấn cá thanh. Giá bán các nhãn hiệu cá thanh tại Đức, vẫn theo lời ông Rosenberger, từ 50 xu đến 1,5 euro/100 gram.

Chuyên gia này giải thích tiếp, là vì cái "gu" của người tiêu dùng châu Âu hiện nay thích sử dụng thực phẩm tiện dụng (convenience food) mà trong đó, các loại "làm sẵn để ăn liền" chiếm đầu bảng. Ông lấy thí dụ người Đức thích đi siêu thị mua các nhãn hiệu "iglo" hoặc "ja!" cá thanh giá thấp, rồi khái quát bốn lý do cá thanh trở thành sản phẩm tiện dụng phổ biến nhất ở quê hương mình: "Đó là thực phẩm của gia đình; trông không giống cá; khẩu vị không như cá; dễ làm chín; có được miếng cắn giòn".

Nhân viên Hiệp hội Cá tra Việt Nam giới thiệu sản phẩm thủy sản tinh chế từ công nghệ cao của Đức, tại hội thảo ở Cần Thơ ngày 8-4.

Alaska Pollock là nguồn nguyên liệu chính nhập từ Mỹ để chế biến thành các sản phẩm cá thanh. Từ nguyên liệu này, các nhà chế biến ở châu Âu làm ra 17 loại gia vị khác nhau "áo" lên từng sản phẩm để đáp ứng thị trường riêng mỗi nước. Nguyên liệu cá thường chỉ chiếm 60%, sao cho "không còn mùi cá, miếng ăn nhỏ một gắp tay, đóng gói hợp với gia đình 1 - 2 người, ăn gọn một gói là đủ, không dư thừa".

Thậm chí, nếu được chế biến theo dòng sản phẩm sinh học hữu cơ (ở Việt Nam hay gọi là sản phẩm xanh), như các nhãn hiệu Bio Fischstabchen hay Seelachs Fischstabchen, giá bán mỗi hộp có thể tới 5 - 6 euro.

Cơ hội cho cá tra

"Cá tra Việt Nam hiếm khi được chào bán ở châu Âu với dạng khác hơn là miếng phi-lê cấp đông", ông Rosenberger nhấn mạnh như vậy sau khi dẫn số liệu, năm 2014, giá trị thủy hải sản Việt Nam xuất khẩu đạt 7,8 tỉ USD, trong đó cá tra chiếm 22,6% và châu Âu là nơi nhập nhiều nhất (19,5%).

Ông Rosenberger hỏi: "Cá tra Việt Nam có chất lượng tốt, sản lượng dồi dào, vậy làm sao để bán được giá tốt hơn?". Ông lấy thí dụ, từ cá tra phi-lê nhập, doanh nghiệp chế biến Pháp đã làm ra sản phẩm Pangasius "Petit" nhãn hiệu "bofrost" mỗi phần ăn nặng 750 gram, phục vụ cả cho gia đình và nhà hàng, được bán với giá 12,95 euro. Từ đó, vị chuyên gia về công nghệ chế biến thực phẩm hàng đầu của Đức, khuyến cáo: "Nếu Việt Nam thay đổi được ngành chế biến cá tra theo hướng tinh chế thì chắc chắn giá trị này sẽ tăng cao".

Đã từng dự Hội chợ Vietfish 2014 ở TPHCM và vừa đi khảo sát hai ngày trước hội thảo này tại một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL, ông Rogenberger nhận xét: "Nguyên liệu cá tra của Việt Nam đang có cơ hội rất lớn với thị trường châu Âu vì sản phẩm chỉ mới cấp đông sơ, một lần (trong khi ở Trung Quốc là từ 2 - 3 lần). Ngoài ra, do biến động tỉ giá, hiện nay giá USD và euro gần bằng nhau, làm cho nguyên liệu Alaska Pollock nhập từ Mỹ tăng, cho nên Việt Nam càng có lợi khi xuất khẩu hàng cá tra sang châu Âu, lợi hơn nữa sau khi các hiệp định mậu dịch tự do Việt Nam – EU hoặc TPP được ký kết".

Câu chuyện tiếp theo, thuộc về các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra của Việt Nam và các nhà quản lý, nhà khoa học. Riêng ở Cần Thơ, ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, nói: "TP Cần Thơ có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất và chế biến xuất khẩu cá tra nhưng tình hình chung giống như ông Rogenberger nhận xét. UBND TP Cần Thơ ủng hộ tối đa các doanh nghiệp cải tiến công nghệ theo hướng này".

HUỲNH KIM

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

31/12/2015

30/12/2015

30/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

28/12/2015

25/12/2015

24/12/2015

23/12/2015

Xem tiếp

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang