• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tôm lại tắc đường sang Mỹ vì kháng sinh

Nguồn tin: Kinh Tế Sài Gòn, 12/04/2015
Ngày cập nhật: 14/4/2015

Mỹ từ chối nhập khẩu tôm Việt Nam là do chính doanh nghiệp tự hại mình. Trong ảnh là nhân công chế biến tôm xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh

Số lô tôm nhiễm kháng sinh bị Mỹ từ chối cấp phép nhập khẩu trong hai tháng đầu năm 2015 tăng đến 224% so với cùng kỳ năm ngoái, một số người trong cuộc cho rằng doanh nghiệp đang tự hại mình.

Thông tin từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết chỉ trong hai tháng đầu năm 2015, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã từ chối cấp phép nhập khẩu ít nhất 107 lô tôm của Việt Nam, tăng 224% so với năm ngoái và đây cũng là lần có số lô hàng bị từ chối nhập khẩu cao nhất trong 10 năm qua.

Theo VASEP, lý do FDA từ chối nhập khẩu vì phát hiện dư lượng kháng sinh trong sản phẩm, trong đó có đến 75% số lô tôm bị từ chối vì nhiễm chất nitrofuran - là chất có tác dụng chống nhiều chủng vi khuẩn đường tiết niệu Gram âm, Gram dương và dư lượng thuốc thú y.

Lý giải nguyên nhân tôm bị nhiễm kháng sinh dẫn đến bị từ chối nhập khẩu tăng, tổng giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đề nghị không nêu tên thừa nhận do năm 2014 xuất khẩu tôm tăng đột biến (tăng khoảng 1 tỉ đô la Mỹ so với năm 2013- PV), doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao, cho nên họ đẩy mạnh gom hàng, không quá chú trọng vào chất lượng vì nghĩ thị trường năm 2015 sẽ tiếp tục thuận lợi.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Võ Hồng Ngoãn, người được mệnh danh là vua tôm ở ĐBSCL, ngụ xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, Bạc Liêu, cho biết cái gốc của vấn đề chính là do doanh nghiệp xuất khẩu tự hại mình.

Theo ông Ngoãn, doanh nghiệp xuất khẩu tôm ở ĐBSCL hầu như đơn vị nào cũng có thiết bị kiểm tra dư lượng kháng sinh cho nên bản thân họ sẽ biết rất rõ tôm nguyên liệu có “dính” kháng sinh hay không. “Nhưng, thị trường năm ngoái quá tốt, vì vậy họ đã “lơ” việc kiểm tra kháng sinh nên mới có kết quả như hiện nay”, ông Ngoãn cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Ngoãn, nông dân sẽ là người “chết” trước tiên vì doanh nghiệp bán không được sẽ quay sang “ép” nông dân.

Trước diễn biến phức tạp của tôm nhiễm kháng sinh, VASEP, cho biết FDA đã có quyết định tăng cường kiểm tra việc nhập khẩu tôm.

Theo tìm hiểu của TBKTSG Online, ngoài Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ cũng có sản phẩm bị Mỹ từ chối nhập khẩu vì kháng sinh, trong hai tháng đầu năm 2015.

Trung Chánh

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

31/12/2015

30/12/2015

30/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

28/12/2015

25/12/2015

24/12/2015

23/12/2015

Xem tiếp

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang