• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Muốn phát triển, sản phẩm cá tra cần được chế biến tinh

Nguồn tin: Kinh Tế Sài Gòn, 08/04/2015
Ngày cập nhật: 11/4/2015

Chế biến cá tra tại một nhà máy ở ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh.

Các đại biểu là doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý dự hội thảo “Thực phẩm công nghiệp và sự cần thiết của công nghệ chế biến cho ngành thủy sản Việt Nam” tổ chức tại Cần Thơ sáng nay (8-4), đã đồng thuận rằng, ngành cá tra Việt Nam muốn tiếp tục phát triển, ngoài sản phẩm phi-lê đông lạnh, phải đầu tư cho sản phẩm tinh chế để mở rộng cả thị trường xuất khẩu và nội địa.

Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VPA – Vietnam Pangasius Association), cho biết công nghệ chế biến cá tra đã có nhưng các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở chế biến thô, phi-lê đông lạnh - dòng sản phẩm mà cả thị trường xuất khẩu và trong nước đang giảm dần sức tiêu thụ so với sản phẩm tinh chế. “Tới đây, VPA sẽ giúp doanh nghiệp đầu tư mạnh cho công nghệ chế biến hiện đại, có thể chế biến được tất cả con cá tra kể cả đầu, da để có sản phẩm giá trị gia tăng cung cấp cho thị trường”, ông Thắng nhấn mạnh.

Theo ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, cả nước hiện có hơn 300 điểm bán thực phẩm chế biến của Nhật Bản, đa phần từ nguồn cá nguyên liệu nhập khẩu, trong khi còn quá ít doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào đây.

Vừa đi khảo sát hai thị trường Mỹ và Trung Quốc về, ông Dũng cho biết cả hai thị trường lớn này đều ưa chuộng sản phẩm cá tra được chế biến đa dạng từ hàng phi-lê đông lạnh nhập của Việt Nam. Ông Dũng kể: “Cuối tháng ba rồi, tại một lễ hội ẩm thực của Trung Quốc, họ đã tổ chức thi nấu 60 món ăn từ con cá tra nhập của ta. Ông chủ tịch lễ hội này nói rằng, họ có thể chế biến được 600 món từ cá tra vì nó rất phù hợp với người tiêu dùng Trung Quốc”.

Ông Võ Hùng Dũng, người đồng thời là Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VPA, cho biết chỉ trong hai tháng đầu năm nay, thị trường Trung Quốc đã nhập gần 19,2 triệu đôla Mỹ hàng cá tra đông lạnh Việt Nam, tăng 58% so với cùng kì năm ngoái. “Với nguồn cung lớn, phẩm chất cá tra của ta thích ứng với nhiều phân khúc thị trường”, ông Dũng dự báo.

“Cá tra Việt Nam hiếm khi được chào bán ở châu Âu với dạng khác hơn là miếng phi-lê cấp đông”, ông Rosenberger, phó Tổng giám đốc điều hành Công ty Nienstedt (Đức), nhà cung cấp công nghệ chế biến thực phẩm tiện dụng (convenience food), nhấn mạnh. Ông cho biết cá thanh (fish fingers) là thực phẩm tiện dụng được chế biến từ nguồn nguyên liệu Alaska Pollock nhập từ Mỹ, đang được tiêu thụ mạnh ở châu Âu, năm ngoái lên tới 100.000 tấn, riêng ở Đức là 60.000 tấn. Giá bán cá thanh tại Đức đang từ 50 xu đến 1,2 euro/100gram. Ngoài ra, vẫn theo ông Rosenberger, biến động tỷ giá giữa euro và đô la Mỹ hiện nay làm cho giá nhập nguyên liệu Alaska Pollock cao nên giá sản phẩm cá thanh châu Âu cũng tăng.

Dẫn số liệu, năm 2014, giá trị thủy hải sản Việt Nam xuất khẩu đạt 7,8 tỉ đô la Mỹ, trong đó cá tra chiếm 22,6%, ông Rosenberger nói: “Nếu Việt Nam thay đổi được ngành chế biến cá tra theo hướng tinh chế thì chắc chắn giá trị này sẽ tăng cao”.

Đã từng dự Hội chợ Vietfish 2014 và vừa đi khảo sát hai ngày trước hội thảo này tại một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL, ông Rogenberger nhận xét: “Nguyên liệu cá tra của Việt Nam đang có cơ hội rất lớn với thị trường châu Âu vì sản phẩm chỉ mới cấp đông sơ, một lần (trong khi ở Trung Quốc là từ 2 - 3 lần). Ngoài ra, tuy công nghệ của các doanh nghiệp khá tốt nhưng mới dừng ở chế biến thô nên đa số doanh nghiệp muốn đổi mới công nghệ theo hướng tăng chất lượng và giá trị mà người tiêu dùng đang cần”.

Trao đổi với TBKTSG Online, ông Đào Anh Dũng, Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ, nói: “TP Cần Thơ có hơn 50 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra nhưng tình hình chung giống như ông Rogenberger nhận xét. UBND TP Cần Thơ ủng hộ tối đa các doanh nghiệp cải tiến công nghệ theo hướng này”.

Tất nhiên đổi mới công nghệ chế biến phải đi đôi với hàng loạt nội dung khác từ con giống, thức ăn, qui trình, chất lượng, nguồn gốc nuôi, bao bì, mẫu mã, thương hiệu theo chuẩn quốc tế và theo tinh thần Nghị định 36 của Chính phủ cho tới vốn sản xuất, kinh doanh – đều là những vấn đề mà từ người nuôi tới doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học đang lo tháo gỡ.

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu cá tra đến 151 quốc gia và vùng lãnh thổ; đạt hơn 1,76 tỉ đô la Mỹ, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2013. EU đứng đầu tiêu thụ đến 19,5% tổng lượng cá tra xuất khẩu, kế đến là Mỹ với 19% nhưng cả hai thị trường này đều giảm so với năm 2013. Các thị trường khác ổn định. Diện tích nuôi cá tra là 3.516 hecta, sản lượng hơn 1,47 triệu tấn, giá cá nguyên liệu khoảng 25.000 đồng/kg

Hai tháng đầu năm 2015, xuất khẩu được hơn 224,8 triệu đô la Mỹ, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, Mỹ chiếm 21,7%, EU 17,8%, Mexico 9,8% (tăng 31,3%), ASEAN 8,7%, Trung Quốc 8,5% (tăng 58%), Colombia 5,6% (tăng 1,5%), Arập Xeut 3,1 %, Canada 2,5% (tăng 22,5%), các thị trường khác 22,3% (giảm 18,2%). Giá cá nguyên liệu hiện còn khoảng 23.000 đồng/kg.

Huỳnh Kim

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản:

31/12/2015

30/12/2015

30/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

29/12/2015

28/12/2015

25/12/2015

24/12/2015

23/12/2015

Xem tiếp

Các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Các tin năm 2014| 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang