• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ông Nguyễn Văn Hồng: Khá lên nhờ chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nguồn tin: Báo Ấp Bắc, 28/09/2015
Ngày cập nhật: 29/9/2015

Ông Nguyễn Văn Hồng, ấp Tân Ninh, xã Tân Phú (huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) được nhiều người biết đến nhờ mạnh dạn chuyển đổi trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mãng cầu Xiêm cho lợi nhuận cao, kinh tế đi vào ổn định, gia đình ấm no, hạnh phúc.

10 năm trước, ông Hồng trồng lúa và chỉ sản xuất được 1 - 2 vụ/năm trên diện tích 12.000m2 đất của gia đình. Mặc dù ra sức chăm sóc, thế nhưng năm nào cũng vậy, năng suất lúa của ông không cao do đất bị nhiễm phèn, mặn, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Nhận thấy một số gia đình trồng mãng cầu Xiêm tốt tươi, ông Hồng trồng thử nghiệm trên diện tích hơn 1.000m2 và áp dụng biện pháp kỹ thuật vào chăm sóc, xử lý nên cây cho năng suất cao. Từ đây, ông Hồng mở rộng diện tích, đến nay 12.000m2 đất của ông đã phủ lên một màu xanh bạt ngàn của cây mãng cầu Xiêm.

Ông Hồng cho biết, ngoài đặc trưng cây cho trái quanh năm làm tăng năng suất thì việc trồng mãng cầu Xiêm ghép trên gốc cây bình bát cũng là yếu tố quan trọng quyết định tuổi thọ, sức sinh trưởng và năng suất của cây.

Cây mãng cầu Xiêm nếu được trồng ghép vào thân cây bình bát thì sức chịu đựng khô hạn, ngập úng hay phèn mặn đều rất tốt. Chính vì vậy đầu tư vào cây mãng cầu Xiêm thay thế cho các loại cây trồng trước đó vốn không chịu nổi sự khắt nghiệt của vùng đất cù lao ven biển này là tốt nhất.

Ông Hồng nhẩm tính: Trung bình mỗi công đất có thể trồng từ 40 - 60 cây, mỗi cây khi đạt 4 năm tuổi trở lên cho trái ổn định, thu nhập từ 500 - 700 ngàn đồng/năm. Do vậy, mỗi công mãng cầu Xiêm có thể thu lãi từ 20 - 30 triệu đồng. Theo kinh nghiệm của ông Hồng, trồng cây theo mật độ từ 3,5 - 4m là vừa; tùy theo tuổi cây mà bón cân đối liều lượng giữa đạm, lân và kali.

Ngoài ra, còn phải bón bổ sung thêm phân chuồng, phân hữu cơ sinh học. Trong phòng trừ sâu bệnh, định kỳ ông phun thuốc trừ sâu 1 tháng/lần, mỗi năm phun thuốc trừ bệnh 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa; đồng thời phải tăng cường kiểm tra các loại bệnh trên cây, nhất là vào mùa khô hạn và mưa dầm kéo dài.

Theo ông, để cây cho trái nhiều, năng suất cao, chất lượng trái tốt bán được giá thì cần tỉa cành, tạo tán để cây thông thoáng, thu gom cành khô mục và xử lý đúng cách, tưới đủ nước cho cây trong mùa nắng và chủ động xả nước ngập úng trong mùa mưa.

Mỗi năm, nên bồi bùn cho cây để cung cấp thêm dinh dưỡng. Đối với những cây quá sai trái cần tỉa bớt trái xấu, trái nhỏ...

Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là xử lý cây cho trái nghịch vụ, hàng năm sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình ông thu về hơn 150 triệu đồng từ vườn mãng cầu Xiêm, góp phần đưa kinh tế đi vào ổn định, xây dựng được nhà cửa khang trang.

Nhiều năm liền ông Hồng được bình chọn là nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, huyện hiện có 850 ha mãng cầu Xiêm (hơn 500 ha đang cho trái ổn định) tập trung ở các xã: Tân Phú, Tân Thạnh và đang mở rộng diện tích ra các xã: Phú Thạnh, Phú Đông.

Bình quân 1 ha mãng cầu Xiêm cho Lợi nhuận 200 triệu đồng/ha/năm. Đây được xem là cây trồng xóa đói, giảm nghèo hiệu quả, mang lại cuộc sống ấm no, sung túc cho nhiều nông dân trên vùng đất cù lao.

VĂN MINH

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

Xem các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146

Xem các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang