• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tìm giải pháp phát triển bền vững cho cây mãng cầu Xiêm

Nguồn tin: Tiền Giang, 16/09/2015
Ngày cập nhật: 17/9/2015

Từ cây ăn trái "vô danh", đến nay, mãng cầu Xiêm đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) với vùng chuyên canh mở rộng lên gần cả nghìn ha. Tuy nhiên, sau thời gian phát triển, cây trồng chủ lực này đang đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.

Mãng cầu Xiêm được người dân Tân Phú Đông lựa chọn để thay thế cho những cây trồng kém hiệu quả.

Phát triển nhanh

Những năm qua, cây mãng cầu Xiêm phát triển với tốc rất mạnh ở huyện cù lao Tân Phú Đông. Theo những người dân kỳ cựu nơi đây, loại cây ăn trái này lúc đầu phát triển ở xã Tân Phú, sau đó, lan rộng sang các xã xung quanh: Tân Thạnh, Tân Thới. Từ cây trồng "ăn chơi", ít được người dân quan tâm, chỉ trong thời gian ngắn, mãng cầu Xiêm đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện, được nhiều nơi trong và ngoài tỉnh biết đến.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, khi thành lập huyện, toàn huyện chỉ có khoảng 200 ha trồng mãng cầu Xiêm, tập trung chủ yếu ở xã Tân Phú, đến nay, đã phát triển lên đến 850 ha. Trong đó, xã Tân Phú có diện tích trồng mãng cầu Xiêm tăng lên trên 570 ha (419 ha đang cho trái ổn định). Từ năm 2010 đến nay, diện tích mãng cầu Xiêm của huyện tăng lên khoảng 400 ha. Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay, nông dân trồng lúa hay những cây trồng kém hiệu quả khác đang tiếp tục lên liếp trồng bình bát để chuẩn bị ghép mãng cầu Xiêm.

Theo người dân nơi đây, sở dĩ, cây mãng cầu Xiêm phát triển nhanh ở vùng này là do cây thích nghi với thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên của vùng cù lao; hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, khoảng 200 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, nhờ nông dân áp dụng thành công giải pháp trồng mãng cầu Xiêm ghép gốc bình bát, đã tăng khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt của vùng cù lao, nhất là hạn mặn, hạn chế tình trạng "chết nhát" trên cây mãng cầu.

Với hiệu quả kinh tế mang lại cao, thị trường tiêu thụ tốt cùng với khả năng thích nghi đối với điều kiện tự nhiên ở Tân Phú Đông, các nhà chuyên môn dự đoán, thời gian tới, diện tích cây mãng cầu Xiêm sẽ tiếp tục được mở rộng, do nông dân đẩy mạnh chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả ở các xã Phú Thạnh, Phú Đông sang trồng mãng cầu Xiêm. Hiện huyện đã quy hoạch phát triển diện tích mãng cầu Xiêm đến năm 2020 trên 1.250 ha, tập trung chủ yếu ở Tân Phú, Tân Thạnh, Tân Thới, Phú Thạnh và Phú Đông.

Thách thức và giải pháp

Do diện tích mãng cầu Xiêm tăng nhanh trong thời gian qua cùng với việc khai thác quá mức khả năng cho trái, không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trong canh tác của nhà vườn, đã ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của cây trồng này. Theo ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thời gian gần đây, trên mãng cầu Xiêm đã xuất hiện bệnh khô cành, thối rễ. Theo ghi nhận của ngành, từ năm 2008 đến nay, tổng diện tích mãng cầu Xiêm bị nhiễm bệnh khô cành, thối rễ trên 60 ha, trong đó, diện tích vườn trồng bị bệnh nhưng chưa chặt, hoặc đã bị chặt nhưng chưa trồng lại khoảng hơn 10 ha.

Song, điều quan tâm nhất của ngành Nông nghiệp và nhà vườn lúc này là bệnh đang có xu hướng tăng, trong khi các biện pháp phòng, chống chưa mang lại hiệu quả. Lý giải nguyên nhân gây ra tình trạng lây lan bệnh khô cành, thối rễ trên mãng cầu Xiêm trong thời gian qua, ông Hải cho biết, trong thời gian dài, nhà vườn chú trọng mở rộng diện tích mà ít quan tâm đến khâu chăm sóc, công tác phòng, ngừa bệnh. Hệ thống mương, liếp không đảm bảo cho việc cấp, thoát nước trong vườn dẫn đến nước dễ bị tù đọng, ngập úng khi bị triều cường. Đặc biệt, cây bị thiếu nước ngọt, mặn xâm nhập kéo dài vào mùa khô (độ mặn trong mương, liếp có nơi, có lúc lên trên 6g/l) đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.

Hơn nữa, nhà vườn sử dụng mắt ghép mãng cầu Xiêm không rõ nguồn gốc để ghép gốc bình bát. Thêm vào đó, do nhà vườn tận dụng triệt để khai thác khả năng cho trái, xử lý trái chín sớm quá mức đã ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng chống chịu của cây. Đây là những điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát sinh và lây lan.

Trước thực trạng này, để hạn chế, ngăn chặn bệnh khô cành, thối rễ; hướng cây mãng cầu Xiêm đến sự phát triền bền vững, thời gian tới, huyện tiếp tục áp dụng kết quả của đề tài phòng trừ bệnh khô cành, thối rễ trên cây mãng cầu Xiêm của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam triển khai ra cho nhà vườn; mặt khác, huyện liên hệ với các nhà khoa học đầu ngành trong nước về bệnh nấm, tuyến trùng gây hại trên cây ăn trái, để hỗ trợ cho huyện về các biện pháp phòng trừ các bệnh trên cây mãng cầu Xiêm; tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng và chăm sóc mãng cầu Xiêm cho nhà vườn.

Ngoài ra, thông qua các lớp dạy nghề nông thôn, ngành Nông nghiệp phối hợp với các ngành liên quan mở các lớp hướng dẫn về kỹ thuật trồng mãng cầu Xiêm cho những hộ chuẩn bị trồng. Còn về đầu ra, huyện tiếp tục củng cố, thành lập tổ hợp tác tại vùng trồng, nhằm tổ chức lại sản xuất và tiêu thụ trái mãng cầu Xiêm; kêu gọi công ty, doanh nghiệp xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến mãng cầu Xiêm tại chỗ.

Huyện cùng với các sở, ngành tỉnh, các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh triển khai mô hình, chương trình, đề tài, dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất theo VietGAP; quản lý sau thu hoạch; liên kết sản xuất và tiêu thụ mãng cầu Xiêm, hướng cây trồng chủ lực của huyện cù lao đến sự phát triển bền vững.

Năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ (đơn vị chủ quản) và Viện Cây ăn quả miền Nam (đơn vị chủ trì thực hiện) triển khai đề tài "Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và xây dựng mô hình VietGAP trên cây mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông". Đến tháng 7 vừa qua, Tổ hợp tác Kinh tế mãng cầu Xiêm xã Tân Phú đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 13,2 ha của 25 hộ trồng.

Ngô Văn

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

Xem các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146

Xem các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang