• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Độc đáo vải thiều Tà Pạ (An Giang)

Nguồn tin: Báo An Giang, 03/07/2015
Ngày cập nhật: 4/7/2015

Trên vùng Bảy Núi (An Giang) có nhiều cây ăn trái, cây bản địa thuộc loài hoang dã, xếp vào loại quý hiếm. Trong số này, cây vải thiều ở đồi Tà Pạ (xã An Tức và xã Núi Tô) được cư dân phát hiện, với quá trình sinh trưởng lâu đời, nhưng ít người biết đến loài cây ăn trái độc đáo này.

Sự vinh danh ý nghĩa

Giữa tháng 7-2013, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam “Cây vải thiều (Litchisinensis) chùa Svay Ta Hon thuộc xã An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang”. Đây là niềm vui lớn đối với đồng bào Khmer và các vị à cha, sư sãi ở đây.

Theo lời sãi cả Chau Hên, trước đây, ngôi chùa Svay Ta Hon có đến 5 cây vải thiều, mỗi cây đều có tuổi thọ lớn hơn niên đại ngôi chùa. Song, trong quá trình sinh trưởng, cây bị lão hóa do tác động thiên nhiên và bị sâu bệnh nên chết 3 cây.

Cây vải thiều ở chùa Svay Ta Hon

Hiện tại, khuôn viên chùa Svay Ta Hon còn lại 2 cây vải thiều, có gốc khá to, cỡ 4 người ôm không giáp. Sãi cả Chau Hên khoe, năm ngoái, 2 cây này thu hoạch trên 300kg trái, chùa không bán, mà để cho đồng bào phật tử và du khách đến viếng chùa thưởng thức cho biết. “Người ta nói trái cây rừng thường có vị chua. Thế nhưng, trái vải này hột nhỏ, có mùi thơm, ngọt và ngon rất lạ” – sãi cả Chau Hên nói.

Tán 2 cây vải thiều ở chùa Svay Ta Hon không rộng lắm, có lẽ do cây sống trên đất núi tự nhiên và có tuổi thọ cao. Theo ông Chau Nhanh (77 tuổi, ấp Ninh Lợi, xã An Tức), 2 cây vải thiều này mọc tự nhiên, tuổi thọ hơn ông gấp nhiều lần. “Hồi đó, đâu ai biết là cây vải, thấy nó lạ quá, trái ăn được nên để luôn. Các đời sãi cả cũng đồng ý giữ lại, gây bóng mát cho sân chùa” – ông Chau Nhanh kể. Dần dà, cây lớn, tán rộng, nhà chùa không cho chặt phá mới duy trì đến hôm nay.

Quyến rũ trong hoang dã

Nói đến ngôi chùa Svay Ta Hon (ấp Ninh Lợi, xã An Tức), người ta liên tưởng ngay đến 2 cây vải thiều và hương vị rất lạ của nó. Thế nhưng, ven triền đồi Tà Pạ còn có ít nhất 5 cây vải thiều (bên vách kẹt Cần Đước, ấp Tô Hạ, xã Núi Tô) cũng tương tự như vậy, mà rất ít ai biết đến. “Cây rừng mọc tự nhiên, đâu ai để ý mần gì” – anh Trương Hữu Khuyến (cư dân sở tại) cười tươi.

Điều không thể ngờ được là trái ăn rất ngon, không thua trái vải bán ngoài chợ. Ở đây, cư dân đặt tên là nhãn rừng, chôm chôm rừng… Thế nhưng, dựa vào kích cỡ, hình dạng, màu sắc, ruột, hạt và hương vị hiện tại, anh Khuyến cho rằng, phải gọi là vải thiều mới đúng. Bởi lẽ, cây vải thiều bên chùa Svay Ta Hon và cây vải bên vách kẹt Cần Đước giống hệt.

Theo anh Khuyến kể, khi phát hiện mọc xen cây rừng, mỗi cây có gốc bề hoành từ 1,2 đến 1,6m, tuổi thọ ít nhất từ 70 năm trở lên. “Năm ngoái, thu hoạch tổng cộng trên 300kg vải thiều, đem ra chợ Tri Tôn bán được 15.000 đồng – 20.000 đồng/kg. Ai cũng thấy lạ, mỗi người mua một ít để thưởng thức cho biết” – anh Khuyến nói. Mọi người đều khen vải thiều xứ núi ngon, thơm và vị ngọt rất lạ.

Cư dân Tà Pạ giới thiệu vải thiều hoang dã

Giữa tháng 6 này, mùa vải thiều của anh Khuyến kết thúc, chỉ một cây cho trái, thu hoạch được trên 30kg và bán giá trên 15.000 đồng/kg. “Cây này nằm dưới chân chùa Tà Pạ, năm ngoái không có trái, ngược lại năm nay cho trái. Còn sản lượng do thời tiết khô hạn, ảnh hưởng lúc trổ bông và kết trái” – anh Khuyến chia sẻ. Đúng ra, loài vải thiều này cứ cách một năm mới cho trái một lần, không cần phải chăm sóc như nhà vườn. Đây cũng là điều lạ, cho thấy sự độc đáo loài cây hoang dã, chỉ có vùng Bảy Núi.

“Mùa mưa tới, nhà chùa theo dõi cây con lên, bứng đem trồng thử. Nếu thành công, hy vọng nhân rộng được giống vải thiều này, nhà chùa cũng sẽ có thêm nhiều cây gây bóng mát trong khuôn viên” – sãi cả Chau Hên, trụ trì chùa Svay Ta Hon (xã An Tức) dự kiến.

TRỌNG ÂN

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

Xem các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146

Xem các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang