• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trà Vinh: Đa dạng nghề “ăn theo” từ những vườn cây có múi

Nguồn tin: Trà Vinh, 15/01/2015
Ngày cập nhật: 18/1/2015

Đến cuối năm 2014, diện tích vườn cây ăn trái của tỉnh Trà Vinh đạt gần 30.000ha. Trong đó, cam sành gần 2.700ha, bưởi gần 1.400ha còn lại là diện tích các loại cây ăn trái khác, sản lượng chung hàng năm khoảng 145.000 tấn trái. Với giá trái cây như hiện nay, bình quân giúp cho nhà vườn có lợi nhuận từ 70 triệu đồng/ha/năm trở lên. Cá biệt, cam sành có thể đạt 01 tỷ đồng/ha/năm. Riêng huyện Cầu Kè có 8.100ha vườn cây ăn trái, cây có múi khoảng 2.286ha, trong đó diện tích bưởi là 318ha, cam sành trên toàn huyện khoảng 1.980 ha, sản lượng hàng năm của huyện đạt 30.500 tấn. Từ khi diện tích vườn cây ăn trái xuất hiện nhiều trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với cây có múi, cũng ra đời nghề “ăn theo” đối với loại cây này, vừa đa dạng, vừa phong phú lại vừa giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn.

Phân loại cam

Đầu tiên là lập vườn mới, nhà vườn đưa ra quy cách, thương lượng giá với người lao động. Hiện nay, phổ biến là lao động làm thuê lãnh tiền thuê lên liếp mới để trồng cam được tính trên đầu công. Tùy theo loại đất khó, dễ, bình quân mỗi công được thuê từ 04 - 05 triệu đồng. Nếu lao động có sức khỏe tốt, 05 người liên kết làm chung, có thể trong vòng 03 ngày sẽ hoàn thành 01 công (1.000m2), với giá như trên, thì bình quân thu nhập khoảng 300.000 đồng/người/ngày. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có việc làm, thường thì theo mùa vụ. Song song đó, lao động tại địa phương còn có việc làm trong khâu nhà vườn thuê phá bỏ số cam già cỏi, để trồng cây mới. Người lao động có thể làm thuê bằng hình thức lãnh cả diện tích (theo thửa vườn) hoặc ngày công. Sau đó, đào lổ, bỏ phân để đặt cây giống mới...

Tiếp theo là khâu làm cỏ vườn, đối với vườn cam mới trồng và cả những vườn cam đã cho trái. Theo tiếp xúc và ghi nhận của chúng tôi, ở khâu lao động này, các nhà vườn thường chọn những lao động nữ hơn để thuê, bởi giá thấp (nam khoảng 120.000 - 130.000 đồng/người/ngày; nữ khoảng 100.000 - 120.000 đồng/người/ngày) và ít lãng công (lao động nam thường nghỉ giải lao giữa giờ để hút thuốc). Những nhà vườn có vườn cam xa nhà, cách sông, rạch.. sáng sớm, lao động tập trung đúng nơi quy định, rồi nhà vườn đưa lao động đi đến địa điểm bằng xuồng máy, trưa lo cơm, chiều chở về.

Ở những diện tích cam cho trái, ngoài số lao động được thuê theo giá phổ thông để làm cỏ, tưới cam vào mùa nắng, thì nhà vườn còn phải thuê một lực lượng lao động (nam là chủ yếu) có tay nghề, kinh nghiệm, giá thuê cao hơn để tỉa cam: Tỉa bỏ những nhánh kém phát triển, tỉa bỏ những trái cam “đèo”, để giữ lại những trái có thể cho chất lượng cao. Trong khâu lao động này, đòi hỏi người lao động phải có tay nghề, được nhà vườn tín nhiệm, tin tưởng...

Nhà vườn Cầu Kè phá vườn cam già cỗi, trồng mới

Phân loại, thu hoạch, vận chuyển cam cũng giải quyết một lực lượng lao động khá lớn trong mỗi mùa thu hoạch. Bà Dương Thị Chiến, Chủ tịch UBMT Tổ quốc xã Tam Ngãi cho biết: Trên tất cả các ấp của xã, đến mùa thu hoạch cam, những nhà vườn có diện tích cam lớn, có hàng chục lao động làm thuê thực hiện khâu thu hoạch, vận chuyển cam. Thông thường được trả công theo ngày, cũng có những nhà vườn thuê lao động thu hoạch theo thửa vườn, hoặc tính tỷ lệ %/tổng số tiền thu được. Liền kề theo khâu này, nhà vườn thuê “đội quân Honda ôm” để vận chuyển. Sử dụng 02 giỏ to, dùng thanh cây chắc (khoảng 01m), mắc phía sau se, gắn 02 giỏ trái cây lên 02 bên đầu thanh cây, chở đến vựa để bán, mỗi bác tài, có thu nhập trên 200.000 đồng/ngày.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, trên địa bàn huyện Cầu Kè có gần 20 vựa trái cây, riêng xã Tam Ngãi có khoảng 15 vựa, phần lớn là chủ vựa là những người ngoài huyện như Càng Long, thành phố Trà Vinh hay ở Vĩnh Long đến thuê mặt bằng để xây dựng vựa. Bình quân mỗi vựa có từ 03-05 lao động, riêng vào vụ thu hoạch chính vụ, có vựa lên đến 10 lao động/ngày. Đối với lao động này, chủ yếu phân cở cam nhất, nhì, ba.... Sau đó, đóng thùng, chờ xe tải chuyển tiêu thụ. Lao động này bình quân mỗi ngày được chủ vựa trả tiền công từ 100.000 - 120.000 đồng.

Điều đáng phấn khởi cho nhà vườn của tỉnh nói chung, huyện Cầu Kè nói riêng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với Viện cây ăn quả miền Nam qui hoạch vùng cây ăn trái của tỉnh giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, tỉnh sẽ mở rộng diện tích trồng cam sành gắn với việc xây dựng thương hiệu hàng hóa và tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Ngoài ra, Viện cây ăn quả miền Nam còn phối hợp với Dự án Jica (Nhật Bản) triển khai xây dựng mô hình trồng cam sành xen cây ổi không hạt trên diện tích 20ha tại một số xã của huyện Cầu Kè, bước đâu đã có hiệu quả. Đây là mô hình sản xuất mới lần đầu tiên ứng dụng tại tỉnh Trà Vinh.

TRƯỜNG HIẾU

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

Xem các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146

Xem các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang