• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hòa Bình: Cẩn trọng lựa chọn giống cây có múi

Nguồn tin: Báo Hòa Bình, 02/06/2015
Ngày cập nhật: 8/6/2015

Muốn có cây bưởi chiết tốt chọn từ cành la và cây đầu dòng sạch bệnh. Ảnh: Người dân xã Thanh Hối (Hòa Bình) chiết bưởi để nhân giống bán.

Nhu cầu giống cây bưởi, cam, chanh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đang tăng mạnh. Trong lúc trên thị trường xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây có múi, đặt ra nhiều vấn để trong kiểm soát chất lượng giống cây. Đối với người trồng cây cần hết sức thận trọng lựa chọn giống cây bảo đảm chất lượng, tránh những thiệt hại nặng nề không đáng có sau nhiều năm đổ tiền của, công sức trồng cây.

“Đắng lòng” mua giống cây kém

Năm 2013, ông Minh quyết định mua cả chục ha đất ở Hòa Bình để trồng bưởi và chanh với mơ ước thu hàng tỷ đồng. Ông trồng hơn 4 ha bưởi với khoảng 1.000 gốc. Nguồn giống bưởi được lấy từ Tân Lạc chia thành nhiều đợt. Đến nay dính “trái đắng” khi giống bưởi đợt đầu 400 gốc, bao gồm 100 cây da xanh (100.000 đồng/cành) và 300 cây bưởi đỏ (50.000 đồng/cành), qua hơn 2 năm trồng, bưởi không chết nhưng rất yếu, cây èo uột. Trả giá bằng những thấp thỏm lo toan, có kinh nghiệm hơn, những lứa giống đợt sau, ông tham khảo cẩn thận nhờ những người có uy tín ở vùng Đông Lai, Thanh Hối chọn lựa từng cây, cắt từng cành, giống bưởi ông mua mới theo phương thức chiết cành trồng xuống khỏe và giờ đã phát triển tốt cao bằng đầu người, hơn hẳn giống bưởi trước. Nhìn bưởi lứa trước yếu và ít sinh khí giờ đã được hơn 2 năm tuổi mà lòng lúc nào cũng bồn chồn, biết bao tiền của, công sức đổ xuống, bắt đền thì không được, chặt bỏ thì tiếc mà để lại thì chẳng biết có đậu quả. Hàng trăm triệu đồng đầu tư có nguy cơ mất công toi. Cũng tương tự, nhiều người trồng bưởi, cam trong tỉnh đã lĩnh chọn hậu quả, đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì chọn phải giống kém, giống không bảo đảm chất lượng, nhiều người sau 5 - 6 năm đã phải hủy bỏ toàn bộ vườn cây khi trồng lên cây quả không có, hoặc rất ít và chất lượng tồi. Thực tế nhiều nông dân đã nếm quả đắng vì giống cây kém và trở thành “con nợ” ngân hàng.

Giống cây có múi trong tỉnh chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu

Hiệu quả kinh tế trồng cam, bưởi, chanh được chứng minh qua những năm gần đây với thu nhập đem lại hàng trăm triệu đồng/ha đã thúc đẩy việc phát triển loại cây này tăng mạnh, kéo theo nhu cầu giống tăng đột biến. Các cơ sở sản xuất giống cây, kể cả giống nông dân luôn trong tình trạng “cháy hàng”, dù giá chẳng hề rẻ. Nhiều tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài tỉnh tìm đến Tân Lạc đặt hàng, có khi hàng vạn cành bưởi chiết, theo đó hầu như nhà nào trồng bưởi cũng chiết cành để bán. Thị trường giống cây có múi trở nên khó kiểm soát. Chỉ riêng đối với giống bưởi, hiện chủ yếu được sản xuất theo hình thức hộ gia đình. Nhu cầu giống nhiều, vượt quá năng lực của các hộ gia đình cung cấp giống có chất lượng. Hầu hết người trồng bưởi đều bán giống. Định hướng đến năm 2020, cả tỉnh có 5.000 ha cây ăn quả, trong đó diện tích cây có múi khoảng 3.000 ha. Năm 2014, diện tích cây có múi của tỉnh đã có khoảng gần 2.000 ha. Riêng diện tích bưởi, toàn tỉnh có 800 ha. Dự tính cây có múi sẽ tăng rất mạnh trong thời gian tới. Nhu cầu giống cây có múi trồng mới và thay thế hàng năm của tỉnh khoảng 30 vạn cây. Trong khi đó các cơ sở sản xuất đủ năng lực tại Công ty Cao Phong, Công ty Phương Huyền, Trung tâm Giống cây trồng và tại các nông hộ đáp ứng khoảng 30%. Còn lại 70% lượng giống nhập từ ngoài tỉnh, chủ yến tại Viện di truyền nông nghiệp, Trung tâm cây ăn quả có múi Xuân Mai và tại một số địa phương truyền thống ở Hưng Yên, Bắc Giang… Hiện thị trường giống cây rất sôi động và khó quản lý. Ông Nguyễn Hồng Yến, Phó Chi cục BVTV tỉnh cho rằng: Để kiểm soát chặt chẽ giống cây có múi, cần thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 09/CT-UBND của UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó chỉ đạo các ngành chức năng nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, tăng cường phối hợp thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.

Tốt nhất là đến những nơi uy tín và chọn từ giống cây đầu dòng

Ông Tạ Đình Đào, thị trấn Cao Phong, người trồng cam có kinh nghiệm hàng chục năm nay và có thu nhập tiền tỷ từ trồng cam. Có thời điểm ông trồng 6 ha, hiện đã phá 3 ha để trồng mới. Ông cho biết: Giống cây cực kỳ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển năng suất và chất lượng cây trồng. Giống tốt, cây khỏe và sạch bệnh là niềm mơ ước của các hộ trồng cây. Nếu giống không bảo đảm chất lượng sẽ gây thiệt hại rất nặng nề cho người trồng, nhất là khi vòng đời của cây có múi như cam, bưởi nhiều năm. Chỉ đến khi thu cho bói mới có biết là chất lượng giống có tốt hay không. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại giống cây trôi nổi, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu người trồng không có kinh nghiệm chắc chắn sẽ lĩnh trọn hậu quả sau này. Thực tế đã có nhiều người trồng cam ở Cao Phong đến 5 - 6 năm sau cả cây cam chỉ được vài chục quả, chất lượng rất kém và phải chặt bỏ cả vườn, ước vọng thu tiền tỷ tan thành mây khói và phải bắt đầu lại. Người dân Cao Phong chủ yếu trồng cam CF 1 (cam lòng vàng) cho năng suất và hiệu quả cao. Không chỉ giống cam này, kể cả các loại khác, người trồng nên đến với các cơ sở có uy tín như cơ sở giống của Nông trường Cao Phong, nguồn giống được lựa chọn từ những cây đầu dòng. Chọn lựa giống ở Hưng Yên, nơi có cơ sở uy tín và đảm bảo chất lượng. Hoặc thuê các cơ sở ở Hưng Yên đến lấy mắt ghép từ những cây tốt, cây đầu dòng về ghép làm giống là bảo đảm nhất. Đối với hình thức sản xuất giống nông hộ, đòi hỏi người mua phải có kinh nghiệm và trình độ thâm canh cao và phải rất cẩn thận. Theo ông Dương Tất Tính, xóm Tân Hương, xã Thanh Hối (Tân Lạc), người cung cấp giống bưởi ngoài kinh nghiệm thực tế phải có “đạo đức”. Đối với ông nhận đặt hàng cung cấp giống bưởi phải lựa chọn, bảo đảm về chất lượng giống, hợp đồng với khách hàng, chiết cành, ghép cây bưởi phải tìm cành la bánh tẻ, cam kết trồng ở vườn khách hàng đến khi cây phát triển tốt mới làm các thủ tục thanh toán tiền giống.

Lê Chung

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

Xem các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146

Xem các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang