• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trồng dưa lưới trong nhà lưới cho hiệu quả cao hơn

Nguồn tin: Báo Bà Rịa Vũng Tàu, 05/06/2015
Ngày cập nhật: 7/6/2015

Cách đây ba năm, sau khi tham quan mô hình trồng dưa lưới trong nhà lưới tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, anh Phạm Văn Hưởng, nhà ở ấp Hải Sơn, xã Phước Hòa (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) đã áp dụng thành công mô hình này tại huyện Tân Thành. Theo đánh giá, đây là mô hình giúp người trồng giảm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà lưới của anh Phạm Văn Hưởng.

Lâu nay nông dân tại một số nơi trên địa bàn tỉnh như Châu Đức, Xuyên Mộc trồng dưa lưới ngoài ruộng theo từng luống. Trồng theo cách này, dưa thường bị nám một bên do nằm dưới đất, dễ bị sâu bệnh, côn trùng phá hoại, rụng trái hàng loạt bởi sương muối... Nhận thấy trồng dưa lưới trong nhà lưới cũng đơn giản, không tốn nhiều nhân công, thị trường tiêu thụ rộng và giá dưa cao hơn từ 3 đến 4 lần so với trồng ngoài ruộng, anh Phạm Văn Hưởng đã tìm hiểu quy trình trồng, kỹ thuật chăm sóc dưa lưới trồng trong nhà để dưa đạt năng suất, chất lượng cao. Càng tìm hiểu, càng đam mê, vì vậy anh Hưởng đã quyết định đầu tư tiền mua 1.600m2 đất tại ấp Hải Sơn để trồng dưa.

Sau khi xây dựng hệ thống nhà lưới kiên cố, anh Hưởng lên liếp trồng dưa. Trên diện tích 1.600m2, anh làm 14 liếp. Mỗi liếp rộng 90cm, cao 40cm, khoảng cách giữa các liếp 1,5m. Trên mỗi liếp anh trồng 2 hàng dưa, cây cách cây 50cm, mật độ trồng 60 cây/1 liếp. Theo anh Hưởng, dưa phải trồng đúng tiêu chuẩn, không thưa cũng không quá dày. Mỗi cây trồng trong một bầu giá thể, được lót bạt nilon cách ly với nền đất để tránh nấm bệnh; đồng thời lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt để giữ độ ẩm cho dưa phát triển đồng đều.

Mặc dù trồng trong vườn có lưới bảo vệ, côn trùng không vào được, nhưng vẫn phải chú trọng khâu vệ sinh để tránh vi nấm lây lan. Khi cây bắt đầu ra trái, người trồng phải thăm vườn hàng ngày, kịp thời tỉa bỏ những trái xấu và lá già, nhánh gốc, nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh cho vườn được thông thoáng, góp phần làm giảm sâu bệnh, tăng khả năng đậu trái và giúp cây tập trung dinh dưỡng để nuôi trái. Ngoài ra, trong thời gian đầu phải chăm tỉa quấn dây, để dây dưa bò thẳng lên giàn. Anh Phạm Văn Hưởng cho biết thêm, việc thụ phấn cũng cần đúng lúc và kịp thời (thường vào sáng sớm), để trái tăng trưởng đồng loạt, tròn đều, lưới trên trái đẹp. Mỗi cây dưa chỉ giữ lại 1 trái để bảo đảm không bị cạnh tranh dinh dưỡng. Từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch khoảng 75 đến 80 ngày.

Mỗi năm, gia đình anh Hưởng trồng 3 vụ dưa lưới, trong đó hai vụ anh trồng dưa trái tròn, một vụ trồng dưa trái dài. Trung bình một trái dưa nặng 3kg, mỗi vụ gia đình anh Hưởng thu hoạch hơn 2,5 tấn dưa loại I, giá bán tại vườn dao động từ 30 đến 35 ngàn đồng/1 kg. Với giá bán như trên, mỗi vụ dưa, anh Hưởng thu được gần 90 triệu đồng. Hiện dưa lưới của gia đình anh Hưởng tiêu thụ chủ yếu tại các siêu thị trên địa bàn tỉnh BR-VT và TP. Hồ Chí Minh. Anh Hưởng cho biết thêm, nhu cầu dưa lưới rất lớn. Hiện gia đình anh đang tiếp tục mua thêm 1.200m2 đất để mở rộng diện tích trồng dưa mắt lưới.

Ông Hoàng Trọng Nghĩa, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Thành cho biết, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất dưa lưới tạo ra sản phẩm chất lượng, sạch bệnh và an toàn thực phẩm đang là hướng phát triển mới, bền vững. “Thời gian qua Hội Nông dân huyện Tân Thành đã tổ chức đoàn tham quan, tìm hiểu kinh nghiệm để phổ biến cho bà con nông dân học hỏi, nhân rộng mô hình này trên địa bàn huyện”, ông Hoàng Trọng Nghĩa cho hay.

VIỆT HÙNG

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

Xem các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146

Xem các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang