• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Mùa dâu Bảy Núi kém vui

Nguồn tin: Báo An Giang, 01/06/2015
Ngày cập nhật: 2/6/2015

Hàng năm, mùa dâu Bảy Núi, An Giang rơi vào thời điểm Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam và trùng hợp với mùa dâu ở ngoại thành Cần Thơ. Năm nay, người trồng dâu trên đất núi kém vui, khi năng suất bị sụt giảm và chất lượng không sánh bằng dâu ngoài tỉnh.

Dâu xanh trên núi Cô Tô

Điệp khúc “được giá – thất mùa”

Cư dân núi Cô Tô cho biết, vườn dâu của ông Trần Văn Chinh (ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, Tri Tôn) được xem là “độc nhất vô nhị” khu vực điện Cửu Huyền, bởi diện tích trên 60 công và toàn bộ trồng loại giống dâu xanh xen với cây rừng. Năm ngoái, ông thu hoạch trên 24 tấn, bán giá 10.000 đồng/kg. “Đầu tháng tư âm lịch này, dâu của tui thu hoạch lai rai, giá cả nhích nhê chút đỉnh cũng mừng. Nhưng, năng suất coi bộ hổng thạnh, khả năng thấp hơn năm ngoái” – ông Chinh cho hay. Giống dâu xanh này, còn có tên gọi Gia Bảo và nguồn gốc từ miệt Bến Tre.

Hiện tại, dâu xanh trên núi Cô Tô bán lẻ khoảng 15.000 đồng/kg, coi như giá cả khá hơn mùa vụ năm ngoái. Cư dân trồng dâu xanh đều mừng, song ai cũng tiếc ở chỗ năng suất lại thấp. “Nắng quá, tưới hổng nổi. Trái hổng có đồng đều. Vả lại, dâu ăn cũng hổng ngọt bằng mấy năm trước” – anh Trần Văn Sơn (khu vực chùa Bồng Lai) than vãn. Cây nào trúng lắm cũng chỉ vài chục kg, còn lại phổ biến từ 15 đến 20kg. Cũng nhờ trữ được nước, tưới thường xuyên nên mới được vậy. Nhiều miếng vườn không có nguồn nước, cây dâu đành chịu trận theo nắng hạn hán gay gắt.

Vườn dâu da xanh của anh Trần Văn Út (khu vực điện Năm Căn) có tiếng ở núi Cô Tô, vậy mà năng suất đầu mùa này cũng không mấy gì khả quan, do mùa khô kéo dài và diễn biến bất thường so với mọi năm. Đối với những vườn dâu vàng (giống bản địa) ở khu vực vồ Hội lớn, chùa Phước Sơn, điện Cửu Huyền… lại càng tệ hơn, khi năng suất sụt giảm và giá cả có chiều hướng bất lợi. Nhiều cư dân lo ngại, tình trạng dội hàng và ế chợ sẽ tái diễn, khiến người ta không mặn mà với loại dâu vàng. Trong khi, chọn cây trồng mới lại cần vốn và thời gian khảo nghiệm.

Thời tiết tác động cây trồng

Đường lên vồ Mồ Côi, vồ Đầu… có nhiều vườn cây ăn trái thuộc loài đặc sản trên núi Cấm. Theo anh Trần Hoàng Anh (vồ Đầu), cây dâu xanh ở đây có tên Gia Bảo, còn dâu vàng cũng 2 loại (bòn bon và bản địa). Hiện tại, dâu xanh bán tại vườn trên 7.000 đồng/kg, dâu vàng cỡ 4.000 đồng/kg, giá 2 loại đều gần gấp đôi năm ngoái. “Vô mùa thu hoạch dâu, nhưng nhà vườn kém vui do năng suất thấp. Cả cây dâu xanh và cây dâu vàng cũng đều như nhau. Nắng hạn kéo dài, tác động đến lúc dâu ra hoa và kết trái” – anh Hoàng Anh nói.

Mùa mưa năm 2014 kết thúc sớm, còn mùa khô năm 2015 cũng đến sớm và kéo dài ngày không có mưa, hoặc có mưa nhưng lượng mưa không đáng kể. Đó là nguyên nhân chính khiến cây dâu Bảy Núi không đủ nước cho sinh trưởng, rồi lúc trổ bông lại bị khô héo dần, dẫn đến không kết trái. Dù nhiều nhà vườn chuẩn bị chu đáo cho thời vụ, nhưng vẫn không cưỡng lại tình trạng khô hạn. Chẳng hạn, vườn dâu của các anh Nguyễn Văn Lường, Nguyễn Văn Dũng (vồ Đầu, núi Cấm), Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Mọng (khu vực chùa Bồng Lai, núi Cô Tô)… chấp nhận điệp khúc “được giá – thất mùa”.

Với tình trạng tương tự, hơn 10 năm trước, ông Trần Văn Chinh (xã Núi Tô) từng đốn bỏ cả ngàn cây dâu vàng (giống bản địa). Sau đó, ông mới xoay hướng trồng cây dâu xanh Gia Bảo, kỳ vọng chiếm vị thế “độc quyền” ở núi Cô Tô, nhưng rốt cuộc thời vụ thu hoạch năm vầy năm khác, bây giờ chỉ còn việc nhờ vào diện tích nhiều nên lấy lại được số lượng lớn. “Thời tiết diễn biến bất thường, nắng hạn khác với mọi năm, khó mà dự đoán. Mình mần vườn phải cố gắng thôi” – ông Chinh tự an ủi. Dẫu sao, dâu xanh cũng bán được giá, không đến phải lỗ lã như dâu vàng bản địa.

“Bước sang tháng tư âm lịch, cư dân núi Cô Tô và núi Cấm bắt đầu thu hoạch dâu, đến khi cao điểm “mùa hành hương” cũng là lúc rộ mùa dâu Bảy Núi. Song, thời tiết nắng hạn làm cây dâu năng suất thấp và chất lượng kém, khiến nhà vườn xứ núi không khỏi băn khoăn về cây trồng đặc sản này”.

TRỌNG ÂN

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

Xem các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146

Xem các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang