• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cây dâu tằm ở Mỹ Khánh (An Giang)

Nguồn tin: Báo An Giang, 13/03/2015
Ngày cập nhật: 16/3/2015

Đó là mô hình độc đáo của nông dân Nguyễn Văn Thuận (ấp Bình Hòa 1, xã Mỹ Khánh, tỉnh An Giang), chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái đạt kinh tế tốt, góp phần tạo ra nguồn lợi đặc sản cho ngoại thành Long Xuyên và tạo việc làm cho người lao động nông thôn.

Ham thích kỹ thuật

Với diện tích trên 1.000m2 đất vườn, ông Thuận hiện trồng 110 cây dâu tằm của vùng núi Chóc (Thoại Sơn) được 4 – 5 năm tuổi, niên vụ năm 2014 (3 đợt), ông thu hoạch được trên 1.000kg trái và bán từ 35.000 đến 40.000 đồng/kg. “Nhờ tham gia tập huấn khuyến nông, giao lưu với bạn nhà nông, tui mới biết cây dâu tằm, rồi tiến hành trồng. Trước đây, vườn của tui trồng toàn nhãn, nhưng thu nhập không bằng dâu tằm” – ông Thuận kể. Từ nền đất lúa sản xuất kém hiệu quả, ông Thuận chuyển sang lập vườn trồng cây ăn trái là cả quá trình đầu tư và lựa chọn cây trồng phù hợp.

Ông Nguyễn Văn Thuận với vườn dâu tằm

Những năm 2000, ông Thuận là một trong những nông dân ở ngọn Cái Chiêng (xã Mỹ Khánh) sớm nhận ra việc chuyển đổi cây trồng trên nền đất lúa kém hiệu quả. Đi tham quan vườn dâu tằm vùng núi Chóc, ông đã để ý loài cây này và xin vài cây giống (giâm hom) về trồng thử. “Đặt cây giống xuống đất, kể từ ngày bén rễ đến đúng tám tháng sau là cho trái luôn. Rất nhanh, thấy cũng hơi lạ. Nhưng, trái ăn ngon, hương vị y chang như dâu ngoài Đà Lạt” – ông Thuận hồ hởi. Đây là cơ sở để ông tiến tới ý định lập vườn chuyên canh và trồng dâu tằm.

Sản phẩm dâu tằm ở Mỹ Khánh

Ông Thuận nói vui: “Thà cho vàng, nhưng hổng ai dẫn đàng đi buôn”. Thế nhưng, người chủ vườn dâu tằm hết sức nhiệt tình, hỏi gì chỉ nấy, hổng giấu nghề vườn. Kể chuyện làm ăn của mình, nhưng ông Thuận luôn miệng cảm ơn người bạn nhà nông tốt bụng đó. Chẳng hạn, như: Cách chiết cành, giâm hom, chăm sóc, kể cả chế biến sản phẩm sau thu hoạch… để làm lợi nhiều hơn. Nhờ ham thích kỹ thuật, nói sơ qua là ông Thuận ứng dụng được ngay, kết quả hơn cả mong đợi. Đặc biệt, là việc chiết cành, giâm hom, tự gầy giống mà không cần phải mua chỗ khác.

Đặc sản ở ngoại thành

Cây dâu tằm bén rễ, cho thu hoạch trái, ông Thuận mừng lắm. Song, làm thế nào đạt năng suất, chất lượng để sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, thị trường tiêu thụ mạnh là cả vấn đề. Ông Thuận cho biết, loài này phát triển rất nhanh, nhưng nếu dưỡng cây tốt để đến năm thứ 3, thứ 4 thì năng suất mới cao. Năm 2012, 110 cây dâu tằm của ông cho thu hoạch cỡ 500kg đến 600kg trái; đến năm 2013 năng suất nhảy vọt lên 800kg; đến năm 2014 đạt trên 1.000kg trái. “Tui thấy năng suất cỡ đó chấp nhận được. Mình chăm sóc cũng đúng kỹ thuật, mỗi năm thu hoạch 3 đợt” – ông Thuận nói.

Dâu tằm là loài bản địa, nhưng theo thời gian, gần như hiếm người còn trồng cây này. Do vậy, vườn dâu của ông Thuận ở ngọn Cái Chiêng phát triển, vừa có sản phẩm trái, vừa có nước cốt dâu nên nhiều người đến tham quan, thưởng thức đặc sản. “Năm 2014, tui bán khoảng 600kg trái, còn chừa lại cỡ 400kg ngâm đường lấy nước cốt bán, không pha rượu nên nhiều người rất thích” – ông Thuận cho hay. Cả trái lẫn nước cốt dâu đều bán tại nhà, phân phối bạn hàng và ký gởi trong nội ô Long Xuyên.

Cuối tháng giêng này, vườn dâu tằm của ông Nguyễn Văn Thuận cho trái đợt đầu năm 2015, thời gian thu hoạch khoảng 30 ngày. Sau đó, ngưng lại dưỡng cây cỡ 2 tháng, sẽ cho trái tiếp. Mỗi đợt thu hoạch, ông tạo việc làm hái dâu cho ít nhất 20 lao động trong 30 ngày. “Mình có ăn, bà con xung quanh cũng được lợi. Cả xóm cùng vui vẻ, vậy là mừng rồi” – ông Thuận phấn khởi. Trên 3.000m2 đất mới lên bờ cũng trồng dâu tằm, tháng hai âm lịch tới ông Thuận sẽ thu hoạch đồng loạt. Mô hình này tiếp tục chiếm vị trí “độc nhất” ở xã Mỹ Khánh và ngay cả khu vực ngoại thành của Long Xuyên.

Box: “Dâu tằm hay còn gọi là dâu ta, thuộc giống địa phương. Hiện tại, loài này ít người trồng nên hiếm. Cho nên, nghe tui lập vườn thì nhiều người thấy lạ, tìm đến tham quan, mua hom giống, trái và nước cốt dâu” – ông Nguyễn Văn Thuận nói.

TRỌNG ÂN

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

Xem các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146

Xem các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang