• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phòng bệnh sùng ở chuối: Cần áp dụng nhiều giải pháp

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 13/03/2015
Ngày cập nhật: 15/3/2015

Cây chuối từ lâu trở thành cây xoá đói giảm nghèo của người dân sinh sống dưới tán rừng U Minh Hạ (Cà Mau). Tuy nhiên, hiện nay nhiều nông dân lo lắng khi không ít liếp chuối lá bị vàng héo, cuống rũ xuống, năng suất và chất lượng giảm mạnh. Người dân nơi đây gọi là bệnh sùng chuối.

Trong hầu hết bờ bao khuôn hộ cho đến vườn nhà của người dân sống dưới tán rừng, cây chuối được trồng khá phổ biến và được xem là “nồi cơm” trong thời gian chờ khai thác rừng.

Sau khi thu hoạch, cần vệ sinh vườn để hạn chế sự lây lan mầm bệnh.

Việc nhiều liếp chuối đang bị bệnh sùng tấn công khiến không ít hộ dân đứng ngồi không yên. Ông Ðoàn Thanh Lực, ấp 14, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, cho biết, bệnh sùng trên cây chuối đang lây lan nhanh từ đầu mùa mưa năm ngoái đến nay. Dù ông đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng không có dấu hiệu giảm. “Nhìn bờ chuối gần cả cây số đang cho trái bị thiệt hại dần mà đứt ruột. Không biết còn thu hoạch được bao nhiêu vì cây cứ nhỏ lại dần, trái èo uột lắm”, ông Lực xót xa. Vườn chuối nhà ông Lê Minh Quân, hàng xóm của ông Lực, cũng cùng cảnh ngộ. Ông Quân cho biết, kể từ nửa năm 2014 đến nay, năng suất mỗi đợt thu hoạch cứ giảm dần. Nếu trước kia mỗi đợt thu hoạch (20 ngày 1 lần) ít nhất cũng trên 1,5 triệu đồng, có khi gần 3 triệu đồng, còn giờ chưa tới 500.000 đồng. Cứ đà này chắc phải đốn bỏ.

Theo Kỹ sư Nguyễn Trần Thức, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau, bệnh sùng chuối do nấm Fusarium oxysporium gây ra, là bệnh hại rất nguy hiểm, khó phòng trừ và thường gây hại nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất các vườn chuối. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn tăng trưởng nào của cây. Nấm bệnh trong đất xâm nhập qua rễ, vào củ rồi lan lên thân phá huỷ mạch dẫn làm lá vàng héo, cuống rũ xuống. Bệnh này xuất hiện nhiều nhất tại các vườn chuối đã trồng lâu năm.

Qua thực tế cho thấy, đa phần các vườn chuối bị bệnh sùng tấn công là những vườn được trồng 5-6 năm. Tập quán canh tác không thường xuyên dọn vệ sinh vườn cũng là nguyên nhân khiến bệnh lây lan nhanh.

Ðể hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh sùng chuối gây ra, Kỹ sư Nguyễn Trần Thức khuyến cáo, bà con nông dân cần thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợp. Ngoài việc lên liếp cao để thoát nước tốt khi có mưa, tạo cho vườn luôn khô ráo, thường xuyên dọn dẹp lá khô cho đến cây đã thu hoạch. Không dùng chuối con ở các vườn bị bệnh làm giống. Bón vôi vào các hố khi trồng… Ðồng thời, kết hợp với việc tưới nấm Trichoderma spp hiện đang có bán trên thị trường để đối kháng với nấm gây ra bệnh sùng. Ðối với những vườn chuối bệnh nhiều và đã trồng lâu năm nên tiến hành cải tạo lại để trồng mới.

Nguyễn Phú

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

Xem các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146

Xem các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang