• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

TP Huế: Mất mùa măng cụt

Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế, 10/03/2015
Ngày cập nhật: 12/3/2015

Măng cụt Huế là loại quả thơm ngon được người dân bản xứ gọi với cái tên là “Giáng châu”. Đây là loài cây di thực từ miền Nam ra, hiện được trồng chủ yếu ở 2 phường Kim Long và Hương Long (Tp. Huế).

Giá cao không có bán

Những ngày này, đến nhà các hộ dân, nhà vườn đều thấy cảnh thương lái thui thủi ra về khi đến hỏi mua măng cụt Huế. Anh Trần Nghĩa, người chăm sóc vườn cây tại nhà vườn ông Thái Công Nguyên (đường Nguyễn Hoàng, phường Hương Long) cho biết: “Tui làm vườn ở đây hơn 5 năm mà chưa thấy năm mô măng cụt mất mùa “nặng” như năm ni. Toàn vườn có hơn 20 cây măng cụt, sáng nay tui hái một lượt gần hết mà chỉ được hơn 4kg mà thôi. Mấy ngày thương lái tới hỏi mua từ 100 - 110 nghìn/kg nhưng không có bán.”

Theo anh Nghĩa, nếu được mùa, chủ vườn thu bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/cây là chuyện thường bởi giá măng cụt Huế gấp đôi, gấp ba măng cụt miền Nam. Những năm trở lại đây, do tiết thời không thuận, vườn cây thiếu chăm sóc, tái tạo, măng cụt Huế mất mùa liên tục. Tuy mất mùa nhưng như năm ngoái, một cây cũng được chục ký quả, chứ năm nay trái chỉ lèo tèo.

Do mất mùa, anh Nghĩa “trút” hết vườn cây măng cụt bán cũng chỉ được vài ký

Tại khách sạn nhà vườn Giáng Châu (do UBND phường Hương Long quản lý) - nơi trồng nhiều măng cụt nhất xứ Hương Long với 69 cây, tình trạng mất mùa càng thê thảm hơn khi vườn cây năm nay gần như không cho quả. Nhằm tái tạo lại vườn cây, tạo nguồn thu, địa phương này đã cho một cá nhân thuê lại để kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà vườn. Anh Lê Trọng Vũ, người chăm sóc vườn cho biết: “Năm nay, do giai đoạn măng cụt ra hoa (khoảng tháng 7 - 8 âm lịch), gặp tiết sương gió nên trái đậu rất ít, cả vườn cây gần như không có quả. Phần nữa, giai đoạn quả sắp chín bị chuột cắn phá khá nhiều; quả cứ đơ ra, rụng nên không bán được.”

Ông Lê Xuân Huế, Phó Chủ tịch UBND phường Hương Long cho biết: “Toàn phường hiện nay còn khoảng 200 gốc măng cụt Huế, chủ yếu tập trung ở các nhà vườn, phủ đệ. Là giống cây truyền thống của địa phương, nhưng liên tục nhiều năm qua, măng cụt Huế mất mùa. Đặc biệt năm nay, giá măng cụt rất cao, thương lái lùng mua với giá trên 100 nghìn/kg, gấp 3 giá măng cụt miền Nam đưa ra, nhưng các chủ vườn vẫn không có bán. Ngoài thời tiết, nguyên nhân một phần do vườn cây lâu năm, bà con thiếu sự chăm sóc.”

Mạnh ai nấy làm

Tại phường Kim Long, ông Hoàng Xuân Tiệp, Chủ tịch UBND phường cho biết: “Những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, do điều kiện cuộc sống khó khăn, cần diện tích đất để canh tác cây lương thực (trong khi cây măng cụt chiếm diện tích đất rất lớn, bình quân từ 50 - 70m2/cây), nên số măng cụt bị chặt bỏ dần; trận bão 1985 khiến nhiều vườn cây bị thiệt hại. Đa số vườn cây đều sử dụng giống cũ, đã trồng từ 50 - 70 năm nay (mỗi cây trồng từ 25 - 30 năm) mới có trái, nên vườn cây thoái hóa. Trong khi đó, khoảng 10 năm trước, có đưa giống cây măng cụt mới từ TP. Hồ Chí Minh ra, loại cây này trồng khoảng 10 năm thì cho quả nhưng rất ít hộ trồng. Mai một qua thời gian, đến nay toàn phường chỉ còn hơn 200 gốc măng cụt.”

Tại hai phường Kim Long, Hương Long, lãnh đạo của hai địa phương đều cho biết, nhiều năm qua, do điều kiện, vẫn chưa có một lớp tập huấn nào cho người dân về quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và phòng trừ sâu bệnh cũng như đưa giống cây măng cụt mới vào trồng cho bà con nông dân cũng như chủ vườn. Vì thế, việc trồng cây măng cụt tại đây chỉ mang tính mạnh ai nấy làm.

Đa số các vườn cây măng cụt Huế ở Kim Long, Hương Long đều thiếu sự đầu tư chăm sóc của các chủ vườn. Như hộ bà Nguyễn Thị Ngộ (thôn Phú Mộng, phường Kim Long) trồng hơn 20 cây măng cụt Huế, năm nay đều “mất trắng”.

Bà Nguyễn Thị Hường (80 tuổi), người coi sóc vườn ở đây cho biết: “Do mất mùa liên tục, vừa qua tui nhờ cán bộ nông nghiệp lên xem xét, họ yêu cầu chặt bớt vườn cây do trồng quá dày, tán rộng che thiếu ánh nắng. Sau đó tui cho bón phân NPK 3 màu vẫn không hiệu quả. Hiện, tui đang thuê người về ủ, bỏ phân chuồng xem sang năm có hiệu quả không, chứ xem như hết cách.”

Theo bà Hường, mọi năm được mùa, cây sai trái, vườn bà thu 4 - 5 triệu đồng/cây măng cụt là bình thường. Năm nay chỉ được một hai trăm nghìn/cây, không đủ bù chi phí phân bón, công cán. Hiện, bà Hường đang thuê nhân công về nỗ lực, tìm mọi cách để cứu vườn cây - vốn là một “đặc sản” nhà vườn ở Phú Mộng.

“Măng cụt Huế có trái nhỏ, múi nhỏ, hình dáng bên ngoài không đẹp bằng măng cụt miền Nam nhưng có hương vị thơm, vừa chua, vừa ngọt. Hiện măng cụt Huế có giá thị trường gần gấp 3 giá măng cụt miền Nam. Là loại cây đặc sản, ngon nổi tiếng nên nhiều thương lái bán măng cụt nơi khác nhưng lại “mạo” măng cụt Huế.” - ông Hoàng Xuân Tiệp, Chủ tịch UBND phường Kim Long (TP. Huế)

Hà Nguyên

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

Xem các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146

Xem các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang