• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vì sao nông dân không mặn mà với VietGAP?

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 18/12/2015
Ngày cập nhật: 19/12/2015

Bỏ bê không còn ghi chép sổ nhật ký sản xuất thanh long nữa; sinh hoạt của nhiều tổ VietGAP thưa dần rồi ngưng hẳn; người ngoài thì không muốn vào, người ở trong thì muốn ra, không tái chứng nhận VietGAP nữa; nhiều tổ thanh long VietGAP số hộ tham gia chỉ còn phân nửa…

Đó là những dấu hiệu cho thấy nông dân Bình Thuận không còn thiết tha với thanh long VietGAP như trước. Vì sao ư? Nông dân Lương Nguyên Sanh ở xã Hồng Sơn, Hàm Thuận Bắc nói: Đầu tư công sức nhiều, nhưng sản phẩm bán ra cũng trôi nổi theo thị trường không VietGAP qua Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, chỉ cần trái to và đẹp, nên không còn thiết tha nữa.

Cán bộ nông nghiệp xã Hồng Sơn – Nguyễn Thị Thơ cho biết thêm: Vận động bà con làm VietGAP rất khó khăn, do sản phẩm bán ra không có người mua theo chuẩn VietGAP, giá bán cũng như thanh long trồng theo cách bình thường, nên bà con không mặn mà.

Ở Bình Thuận đã có hàng chục cơ sở thu mua, đóng gói thanh long được cấp giấy chứng nhận VietGAP. Nhưng các cơ sở này lại không đề cập đến việc thanh long có VietGAP hay không (đơn giản do thị trường Trung Quốc không đòi hỏi điều ấy). Nghĩa là nông dân làm ra sản phẩm sạch không bán được giá cao hơn.

Tương tự chuyện dán tem chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho trái thanh long sạch khi đưa ra thị trường. Nhà nước vận động, nhưng doanh nghiệp nói khách hàng không cần tem ấy, bày ra chỉ tốn tiền, tốn công. Ngay người Bình Thuận cũng chẳng biết đâu là thanh long VietGAP, cứ thấy vỏ sần sùi thì nghĩ rằng thanh long sạch!

Từ lúc Bình Thuận chủ trương khuyến khích nông dân mở rộng diện tích thanh long VietGAP, bà con đã nhiệt tình ủng hộ. Cả tỉnh đã có gần chục ngàn ha, gần chục ngàn hộ trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.

Cái được lớn nhất là làm thay đổi tập quán canh tác của nông dân, bởi ngoài áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, bà con còn được huấn luyện ý thức kỷ luật, ý thức về môi trường, tính cộng đồng, ý thức gắn kết trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra.

Nhưng thanh long VietGAP lại bị đánh đồng với sản phẩm bình thường, khiến mô hình này gặp khó khăn. Nếu sản phẩm VietGAP không được hỗ trợ đầu ra, thì chắc chắn diện tích thanh long VietGAP tiếp tục giảm.

Nghịch lý là trong lúc vấn đề VSATTP nóng bỏng hơn bao giờ hết, cả ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu, thì nông dân lại quay lại cách sản xuất truyền thống, vì thất vọng với VietGAP.

Đừng trách nông dân chỉ biết cân, đong, đo, đếm quyền lợi giữa làm theo VietGAP và không VietGAP mà không ý thức được lợi ích lâu dài. Bởi chương trình sản xuất thanh long VietGAP đã có từ lâu rồi, chứ không phải mới hôm qua. Sự thiếu liên kết giữa sản xuất và thị trường, khiến nông dân không còn thiết tha, mặn mà cũng dễ hiểu.

Không riêng gì thanh long VietGAP, rất nhiều loại nông sản sạch khác của Việt Nam cũng chịu số phận tương tự, nghĩa là vàng, thau lẫn lộn.

Động lực chính thúc đẩy nông dân phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm tốt cho xã hội là hiệu quả kinh tế. Điều người sản xuất mong nhất là Nhà nước sớm hình thành mạng lưới thu mua, tiêu thụ nông sản sạch, không có chất cấm, hóa chất độc hại.

Người tiêu dùng chúng ta cũng đang mong mỏi điều ấy, bởi ai cũng hoang mang trước mê hồn trận vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay.

Đặng Dũng

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

Xem các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146

Xem các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang