• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Quýt trái vụ núi Cấm

Nguồn tin: Báo An Giang, 07/12/2015
Ngày cập nhật: 8/12/2015

Rằm tháng mười vừa rồi, quýt đường của anh Nguyễn Thanh Tùng (ấp Thiên Tuế, xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) bắt đầu thu hoạch khoảng 800kg (đợt 1) và bán tại vườn giá bình quân 16.000 đồng/kg. Cây quýt ở đây được 4 năm tuổi và cho trái năm đầu tiên, trở thành miếng vườn quýt trái vụ rất độc đáo trên núi Cấm.

Đất không phụ lòng người

Quê ở phường Mỹ Phước (TP. Long Xuyên), anh Tùng lên lập nghiệp ven suối Thanh Long và khu vực Dốc 4.000 (núi Cấm), với dịch vụ giải khát và trồng trọt dưới tán rừng. Anh kể, đất núi thấy vậy mà muốn làm ăn đâu phải dễ, đòi hỏi có nước tưới, giống cây trồng phù hợp, kỹ thuật canh tác… “Lên đây ở mấy chục năm, trồng đủ thứ, lấy ngắn nuôi dài. Siêng mần mới được, lơ mơ cơm hổng đủ ăn” – anh chia sẻ. Thời tiết luôn trắc trở, mùa vụ cây trồng cũng gặp khó. Đường sá xa xôi, khó khăn hơn đồng bằng, chưa kể giá cả bấp bênh từng lúc.

Vườn quýt trái vụ của anh Tùng

Với phương châm “vừa làm, vừa học”, anh Tùng cũng như nhiều cư dân núi Cấm tham gia trồng rừng phòng hộ, rồi xen cây ăn quả dưới tán rừng, gọi là mô hình sản xuất “Nông – lâm kết hợp”. “Nghe đài, đọc báo thấy giới thiệu, tui mới đi tham quan vườn miệt dưới. Gia đình quyết định chọn cây quýt đường, độ chừng nó phù hợp với vùng đất đồi” – anh Tùng nói. Do trên núi này có người trồng quýt hồng, quýt tiều nên anh tìm giống khác một chút, kỳ vọng không “đụng hàng” và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Vả lại, quýt đường có ưu thế về hương vị, chất lượng, trọng lượng trái vượt trội cùng loại.

Cách nay 4 năm, lấy giống từ miệt dưới đem về trồng, vợ chồng anh Tùng kỳ công chăm sóc, đôi khi hạn hán khiến cây héo hon, chết khô. Một phần, miếng đất từ ven suối Thanh Long vuốt lên Dốc 4.000 như mái nhà, hễ dứt mưa thì khô ráo ngay, không giữ được độ ẩm. Khắc phục nhược điểm này, vợ chồng gom đá chất từng hộc, ngăn bậc thang để chống xói mòn, vừa phủ cỏ cho bộ rễ cây quýt phát triển. “Quýt xanh tươi, đâm đọt non, vợ chồng mừng húm. Vậy là chịu rồi, cây sống được” – anh Tùng phấn khởi. Đúng 3 năm, quýt cho trái chiến lai rai, kết quả không uổng công.

Mạnh dạn đầu tư thêm

Quýt cho trái năm đầu để luôn cũng chẳng sao, song cần phải dưỡng cây đúng sức, ra hoa kết trái đồng loạt thì năng suất mới cao. Do vậy, anh Tùng áp dụng việc cắt bỏ trái chiến, tăng cường bón phân hữu cơ, tưới nước thường xuyên. “Cực lắm ông ơi, nội chuyện lo nước tưới cũng đủ mệt. Tháng ba, tháng tư, tưới liên tục mới được vậy” – anh Tùng cho biết. Lấy nguồn nước từ suối Thanh Long, anh kéo đường ống dài gần cả cây số để tưới, đảm bảo cho cây quýt lúc ra hoa không bị sượng, sự tăng trưởng liên tục, khi kết trái cũng có nước đủ sức nuôi cây.

Nhờ vậy, vườn quýt anh Tùng không bị rụng trái giữa khô hạn, thu hoạch dịp rằm tháng mười vừa rồi, cư dân trên núi Cấm gọi đây là quýt trái vụ. Vườn quýt này thu hoạch cũng sớm hơn so với các vườn ở vồ Đầu, Rau Tần, vồ Bà, vồ Chư Thần Latina. “Nhà vườn miệt dưới, họ cũng mần thế. Mình trên núi, chịu khó tốn thêm chi phí, dẫn nước tưới thường xuyên nên thu hoạch sớm, hổng sợ dội hàng, bán được giá” – anh Tùng giải thích. Giữa tháng mười một tới, quýt đường của anh thu hoạch rộ, bước sang tháng chạp coi như dứt điểm thời vụ trái mùa. Chừng đó, quýt núi Cấm vào chính vụ, đủ loại.

Biết canh tác cây quýt trái vụ có lợi. Song, ngoài 15 công quýt ven suối Thanh Long và khu vực Dốc 4.000, anh Tùng còn 14 công cũng trồng quýt đường bên vồ Bà (núi Cấm), mà không có nước tưới mùa khô, đành phải đi theo thời tiết và thu hoạch dịp Tết sắp tới. “Xử lý cây quýt thu hoạch trái vụ thấy ham quá, ngặt nỗi nơi đó hổng có nguồn nước như ven suối Thanh Long, mình đành chịu thua như những nhà vườn khác” – anh Tùng tiếc rẻ. Vườn quýt này cũng cho trái năm đầu tiên, tăng trưởng cây và trái rất khả quan, năng suất hy vọng không thua sút vườn quýt trái vụ bao nhiêu.

“Ở những nơi có điều kiện nguồn nước, nông dân trồng quýt áp dụng kỹ thuật cho trái trái vụ là biện pháp hay và cần thiết. Qua đó, sẽ tạo ra nguồn cây ăn trái đặc sản phong phú, phục vụ người hành hương và du khách tham quan” – ông Dương Ánh Đông, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật Tịnh Biên, đánh giá.

TRỌNG ÂN

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

Xem các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146

Xem các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang