• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trái cây gian nan giữ thị trường

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 09/11/2015
Ngày cập nhật: 10/11/2015

Theo nhiều nông dân trồng trái cây trên địa bàn tỉnh, vài năm trở lại đây, giá trái cây bấp bênh và ngày càng có xu hướng giảm. Trái cây nhập khẩu không chỉ tập trung vào những nhóm sản phẩm Việt Nam không có mà nhiều loại trái cây đặc sản của Đồng Nai, như: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt... cũng bắt đầu chịu áp lực cạnh tranh ngay trên sân nhà với hàng ngoại.

Nông dân Thống Nhất trồng thanh long theo quy trình an toàn đạt chuẩn xuất khẩu.

Về thị trường xuất khẩu, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) được cho là sẽ mở ra thị trường xuất khẩu rộng lớn cho nông sản, trong đó có mặt hàng trái cây. Hiện nhiều thị trường khó tính, như: Nhật Bản, Úc... đã mở cửa cho trái cây Việt Nam. Tuy Đồng Nai đã có những đơn hàng trái cây, như: chuối, xoài, thanh long... xuất khẩu nhưng vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường nước ngoài.

* Sân nhà bị “lấn”

Bà Phạm Thị Thanh Thúy, tiểu thương bán trái cây tại chợ Biên Hòa, nhận xét trái cây ngoại ngày càng đa dạng về chủng loại, giá cả cũng mềm hơn so với trước, nhất là những loại trái cây cùng chủng loại với Việt Nam nhập từ các nước trong khối ASEAN. “Hiện thị trường vẫn bán rất nhiều các loại trái cây nhập khẩu từ Thái Lan, như: sầu riêng, măng cụt, xoài…Trong khi trái sầu riêng của ta vướng thông tin bất lợi dùng hóa chất ép trái chín thì hàng Thái được khẳng định không nhúng thuốc khiến người mua yên tâm” - bà Thúy so sánh.

Bà Phạm Thị Chi, nông dân trồng chôm chôm tại TX. Long Khánh, chia sẻ: “Long Khánh nổi tiếng với đặc sản ngon: chôm chôm nhãn, chôm chôm Thái. Nhưng vài năm trở lại đây, đầu ra cho trái đặc sản này cũng gặp khó khăn, có thời điểm bán ra dưới 10 ngàn đồng/kg, không đủ chi phí đầu tư, thu hoạch. Vì chôm chôm nhãn từ Trung Quốc tràn vào, cung cấp tận tay tiểu thương với giá rẻ hơn do nhà vườn bán ra”. Điều khiến nông dân lo lắng nữa là tình trạng hàng Trung Quốc đội lốt trái cây Việt bán tràn lan ngoài thị trường vẫn chưa được tháo gỡ.

Đồng Nai không thiếu các loại đặc sản trái cây, như: xoài, sầu riêng, chôm chôm... có diện tích, sản lượng lớn không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thị trường nội địa mà cả xuất khẩu. Tuy nhiên, do trồng với nhiều loại giống khác nhau, vùng trồng không tập trung và đầu tư chưa đúng quy trình, đặc biệt sử dụng thuốc bảo vệ thực vật còn tùy tiện... khiến trái cây Đồng Nai chủ yếu vẫn tiêu thụ tại thị trường nội địa và đang dần yếu thế trong cạnh tranh giữ thị trường với trái cây nhập khẩu.

* Xuất khẩu cần chính sách hỗ trợ

Đối với xuất khẩu, khi đối tác cần số lượng lớn, chất lượng đồng đều, đảm bảo yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thì trái cây Đồng Nai không đáp ứng được so với hàng Thái Lan, Philippines...

Ông Đào Văn Thành, Phó giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp thương mại dịch vụ du lịch xoài Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu), lo lắng: “Nông dân chưa kịp vui vì thông tin trái xoài Đồng Nai được cấp phép xuất khẩu qua Nhật Bản thì lại nghe thông báo chỉ xuất được trái xoài Cát Chu, giống xoài Đồng Nai có rất ít diện tích”. Theo ông Thành, việc các nước dựng hàng rào kỹ thuật cho mặt hàng nông sản ngày càng khắt khe cũng là khó khăn không nhỏ trong việc mở ra cơ hội xuất khẩu cho mặt hàng nông sản. Cụ thể, Hàn Quốc - một đối tác rất quan tâm hợp tác xuất khẩu xoài của Đồng Nai, sẽ áp dụng quy định quản lý mới đối với tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, thực phẩm nhập khẩu. Điều này gây khó khăn không nhỏ để xuất khẩu trái cây vào thị trường này.

Trong chuyến công tác về Đồng Nai, ông Nguyễn Trung Dũng, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết trái cây có thương hiệu của Nhật Bản có giá cao gấp cả chục lần so với sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Nhưng tiếp cận phân khúc hàng giá rẻ này cũng không dễ vì những quy định về vệ sinh an toàn của họ rất khắt khe. Theo ông Dũng, Việt Nam cần lập trung tâm phân tích; hỗ trợ chi phí lấy mẫu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản để sản phẩm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Ông Phạm Trung Nghĩa, Tham tán thương mại Việt Nam tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, khẳng định tiềm năng thị trường này rất lớn vì đây là cửa ngõ đưa hàng vào các nuớc Trung Đông và châu Phi. Đây lại là thị trường rất dễ tính với hàng rào kỹ thuật và yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm không quá khó khăn. Rào cản lớn nhất là chi phí vận chuyển quá cao. Việt Nam nên có chính sách hỗ trợ, gỡ khó về khâu vận chuyển cho doanh nghiệp như Chính phủ Thái Lan và một số nước trong khối ASEAN đã thực hiện từ nhiều năm trước.

Bình Nguyên

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

Xem các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146

Xem các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang