• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Tỉnh lúa” xuất khẩu xoài - Kỳ I: Sự năng động của nông dân

Nguồn tin: Báo An Giang, 27/01/2015
Ngày cập nhật: 29/1/2015

An Giang được mệnh danh là “tỉnh lúa”, bởi có sản lượng lương thực đứng nhất nhì cả nước. Những năm gần đây, nông dân còn chủ động sản xuất thêm nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Việc đẩy mạnh xuất khẩu xoài Đài Loan (còn gọi là xoài 3 màu) là một điển hình.

Từ khó khăn trong sản xuất…

Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân là 3 xã cù lao của huyện Chợ Mới. Trong thời chiến, con người ở vùng đất này rất anh dũng đấu tranh. Nay trong thời bình, họ luôn năng động, sáng tạo và thức thời. “Hơn 6 năm qua, kinh tế khó khăn, đời sống của đại bộ phận nông dân cũng vất vả. Điệp khúc “được mùa, rớt giá” cứ diễn ra thường xuyên, bởi ai cũng trồng cây lúa, cọng rau thì thị trường nào tiêu thụ hết. Nhà nước chưa định hướng rõ cần trồng cây gì, nuôi con gì nên muốn nuôi sống gia đình, nông dân phải tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm để tổ chức lại sản xuất” - ông Nguyễn Hoàng Liệt, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nhân nông thôn An Giang, bộc bạch.

Ông Nguyễn Hoàng Dư (phải) mang giống xoài 3 màu về vùng cù lao Giêng

Làm gì để giàu lên từ vùng đất cù lao màu mỡ này là điều trăn trở của người nông dân nơi đây. “Thấy người ta ăn khoai, mình vác mai đi đào, cái lối tư duy này không còn phù hợp trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay. Mình phải tạo sự khác biệt trong sản xuất - kinh doanh. Nhiều người nói rằng, đất vườn ở Bình Phước Xuân này chỉ trồng được xoài cát Hòa Lộc, xoài cát chu, nhãn tiêu da bò, nhãn xuồng cơm vàng hoặc phá vườn trồng rẫy, chứ cây xoài 3 màu thì ít ai nghĩ tới. Nhiều người cho rằng, xoài 3 màu chỉ để ăn sống, chứ không phải ăn chín như xoài cát Hòa Lộc được nên không dám trồng nhiều” – nông dân Nguyễn Hoàng Dư (xã Bình Phước Xuân) tâm sự.

…đến thay đổi tập quán canh tác

Từ những khó khăn trên, ông Nguyễn Hoàng Dư đã lặn lội xuống vùng Cái Mơn (Bến Tre) tìm các giống cây thị trường rất ưa chuộng, trong đó có xoài Đài Loan. “Bán cái thị trường cần, chứ không bán cái mình có đã trở thành nếp nghĩ, nếp làm trong suy nghĩ của ông Dư trước đây và của đại bộ phận nông dân 3 xã cù lao Giêng hiện nay. Từ thay đổi tư duy, nhận thức để tồn tại đã tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống kinh tế của nông dân nơi đây” – ông Nguyễn Hoàng Liệt đánh giá.

Sau chuyến đi Bến Tre tìm cây giống, ông Dư đã tiến hành tỉa nhánh 10 cây xoài cát chu cho hiệu quả kém để ghép bo xoài 3 màu. Qua 2 năm ghép, xoài bắt đầu cho trái. Đợt xoài ra trái chiến (cho trái đầu tiên), mỗi trái cân nặng bình quân 1kg, có trái nặng gần 2kg. Lúc này, tập quán mua bán xoài không còn đếm chục, mà chuyển sang cân ký để tính tiền. Vì vậy, khi xoài có giá, số tiền thu được rất lớn. “Ban đầu, xoài 3 màu bán ở quê không ai mua, vì người ta chưa biết ăn. Đây là loại trái cây ăn sống hoặc ăn khi xoài gần chín, rất ngon. Nếu xuất khẩu sang Trung Quốc thì rất được giá. Tuy nhiên, muốn xuất được thì phải trồng số lượng nhiều, thương lái mới có đủ số lượng xoài giao cho đối tác” - ông Dư cho biết thêm.

Nhìn thấy thị trường tiêu thụ cho xoài 3 màu ở Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước trong khu vực Châu Á, ông Dư đã mạnh dạn thay đổi tập quán canh tác. Từ trồng lúa và trồng rẫy, ông cùng nhiều nông dân xứ cù lao chuyển sang trồng xoài 3 màu để xuất khẩu. Chính quyết định này đã giúp nhiều gia đình trở thành tỷ phú. Hiện nay, những thương lái chuyên mua bán trái cây ở thị trường Châu Á đổ về đây lập vựa, tổ chức thu mua xoài của bà con để đóng vào container xuất khẩu. Bình quân mỗi ngày, có đến 100 tấn xoài được đưa sang Trung Quốc. Sự năng động của những nông dân như ông Dư, ba Nê, bảy Ngói, ba Rong… đã làm thay đổi diện mạo của một vùng quê. Cuộc sống gia đình họ giờ đây lo ít lại vui nhiều.

“Kinh tế đang lúc gặp khó khăn, nông dân chúng tôi phải năng động, tự đi tìm những loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ để tổ chức sản xuất. Dẫu biết rằng, quá trình ấy không hề dễ dàng, phải trải qua vài lần thất bại rồi mới thành công” – ông Thái Văn Nhẫn, nông dân xã Bình Phước Xuân, nói.

MINH HIỂN

Các tin mới:

31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
31/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015
30/12/2015

Xem các tin năm 2015: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146

Xem các tin năm 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang