• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Doanh nghiệp tôm đến bao giờ mới hết khổ vì kháng sinh?

Nguồn tin: Vasep, 21/05/2014
Ngày cập nhật: 22/5/2014

Chưa hết “bàng hoàng” vì Ethoxyquin (ETQ), doanh nghiệp XK tôm sang Nhật Bản tiếp tục phải đối mặt với quyết định kiểm 100% Oxytetracycline (OTC). XK tôm sang thị trường này chưa kịp phục hồi đã lại giảm mạnh.

Liên tiếp chịu trận

Năm 2012, XK tôm sang Nhật Bản gần như giậm chân tại chỗ do ảnh hưởng của quy định kiểm tra 100% dư lượng ETQ (chất chống oxy hóa sử dụng trong thức ăn nuôi tôm) với mức 0,01ppm trong các sản phẩm tôm Việt Nam. XK tôm sang thị trường này giảm liên tiếp trong nhiều tháng khiến tổng XK cả năm chỉ tăng 1,7% so với năm 2011.

Năm 2013, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng trưởng trở lại sau nhiều nỗ lực từ tất cả các bên có liên quan và những tưởng sẽ được khơi thông trong năm 2014 sau khi phía Nhật Bản thông báo nâng mức dư lượng ETQ trong tôm Việt Nam từ 0,01 ppm lên 0,2 ppm vào cuối tháng 1/2014.

2 tháng đầu năm 2014, XK tôm sang Nhật Bản tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2013 với mức tăng trên 60%/tháng. Tuy nhiên, sang tháng 3/2014, XK tôm sang Nhật Bản chỉ tăng 1,2% so với tháng 3/2013. Do phát hiện thấy OTC trong 02 lô lôm NK từ Việt Nam, Nhật Bản đã áp dụng chế độ kiểm tra đối với 100% tôm nuôi và các sản phẩm chế biến từ tôm nuôi NK từ Việt Nam về chỉ tiêu chất này với mức giới hạn 0,2ppm từ giữa tháng 3.

Kiểm không xuể

Do Nhật Bản áp dụng mức dư lượng tối đa cho phép ở mức thấp nhất 0,01ppm trong khi ETQ lại là chất có trong thức ăn nuôi tôm nên mặc dù có “xoay” cách nào đi nữa thì cũng không thể kiểm soát ngay lập tức được ETQ trong tôm XK. Trong khi cả người nuôi và cơ quan quản lý vẫn còn “loay hoay” tìm cách loại bỏ ETQ ra khỏi tôm nguyên liệu thì DN vẫn cần tôm nguyên liệu để đáp ứng những đơn hàng đã ký. Không còn cách nào khác buộc DN phải đổ thêm hàng tỷ đồng cho việc kiểm soát ETQ từ khâu thu mua nguyên liệu tới khâu thành phẩm XK.

Và OTC cũng tương tự, chỉ sau khi phía Nhật Bản thông báo áp dụng chế độ kiểm tra 100% OTC, phía cơ quan quản lý nhà nước (Nafiqad) ra thông báo tới các DN chế biến và XK tôm tăng cường kiểm soát OTC trong sản xuất và XK tôm!

Phải gánh chịu tổn thất lớn

ETQ hay OTC không phải là vấn đề mới với XK tôm bởi kháng sinh và hóa chất cấm trong tôm XK là vấn nạn đã kéo dài hơn chục năm nay.

Thực tế hiển nhiên là khi vấp phải quy định kiểm tra một chất kháng sinh mới, DN chế biến và XK là đơn vị đầu tiên chịu tổn thất về cả kinh tế lẫn uy tín. Đây là điều mà tất cả các DN đều không muốn bởi lợi nhuận và chi phí của họ bị ảnh hưởng trực tiếp. Tuy nhiên, họ không thể tự giải quyết vấn nạn này được và họ sẽ tiếp tục phải gánh chịu tổn thất một cách bị động như hiện nay bởi căn nguyên của vấn đề là kiểm soát nhà nước về kháng sinh và hóa chất cấm cho theo chuỗi sản xuất vẫn chưa thể thực hiện được!

Và chắc chắn, DN có đầu tư thêm bao nhiêu nữa cho công tác kiểm nghiệm thì cũng không thể khắc phục được tình trạng nhiễm kháng sinh cấm nếu như căn nguyên của vấn đề này vẫn chưa được giải quyết. Giả thiết Nhật Bản “đóng cửa” thị trường đối với tôm Việt Nam do nhiễm OTC thì DN sẽ phải gánh chịu hậu quả đầu tiên. Họ buộc phải kết thúc công việc kinh doanh mà họ đã mất nhiều công sức gây dựng và duy trì cũng như đang tạo việc làm, thu nhập cho hàng nghìn lao động. Mà căn nguyên lại không phải hoàn toàn từ họ, những người đã cố gắng hết sức bảo đảm uy tín sản phẩm XK của mình bằng việc đầu tư các phòng kiểm nghiệm để tự kiểm nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, nhưng việc kiểm và đảm bảo an toàn cả chuỗi sản xuất tôm là vượt ra ngoài khả năng của DN.

Nguyễn Bích

Các tin mới

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Các tin năm 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang