• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm giàu từ ếch

Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế, 10/04/2014
Ngày cập nhật: 11/4/2014

Sau hơn hai năm đi vào họat động, câu lạc bộ (CLB) khuyến nông xã Hương Phong, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên Huế) giúp cho hàng chục hộ dân vươn lên thoát nghèo từ mô hình nuôi ếch.

Cùng nhau làm kinh tế

Mô hình nuôi ếch lồng tại hồ của anh Trần Đức Tín

Về xã Hương Phong thời gian này mới thấy cuộc sống của người dân khấm khá. Nếu trước đây, nhiều người dân xã Hương Phong trông chờ vào cây lúa là nguồn kinh tế chủ đạo, thì giờ đây họ còn tranh thủ thời gian nông nhàn mùa vụ để nuôi ếch với hiệu quả kinh tế cao nhờ vai trò của CLB khuyến nông. Nuôi ếch thử nghiệm vào năm 2011, sau thời gian thấy hiệu quả, một số hộ dân ở Hương Phong nghĩ ngay đến thành lập một CLB để bà con địa phương cùng nhau làm giàu. Nhờ tác động của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, sự giúp đỡ của Trung tâm khuyến nông tỉnh, cùng sự quan tâm của chính quyền địa phương, tháng 3-2012 CLB khuyến nông ra đời. Ban đầu gồm 16 người tham gia. Đến nay, CLB gồm 24 hộ chính thức và hàng chục đơn xin gia nhập mới. Ông Nguyễn Văn Tranh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hương Phong cho biết: “Ở Hương Phong, lực lượng lao động đông nhưng có tới 75% sản xuất lúa, rất ít ngành nghề phụ. Trong khi đó, nhu cầu của bà con về thay đổi điều kiện sống, nâng cao thu nhập kinh tế gia đình khiến chúng tôi quyết tâm thành lập một CLB như ngày nay”.

Theo nhiều hộ nuôi ếch ở Hương Phong, trước khi CLB thành lập, họ cũng từng thử nuôi ếch. Tuy nhiên thiếu một phương pháp hiệu quả và kinh nghiệm trong cách nuôi, nhiều người đã không thành công. Từ ngày thành lập CLB, các hộ dân có điều kiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nuôi ếch, được các cán bộ chuyên môn từ tỉnh đến thị xã về tập huấn đồng thời có cơ hội vay vốn, nhiều người trong số đó đã nhanh chóng mở rộng mô hình, làm ăn có hiệu quả. Ban chủ nhiệm CLB cũng bố trí đội ngũ quản lý đồng đều ở các thôn nhằm thường xuyên thăm, kiểm tra tình hình nuôi ếch của bà con và xử lí các trường hợp dịch bệnh khi cần thiết.

Cũng theo ông Tranh, CLB sinh hoạt rất đều đặn. Nhiều cuộc họp, ban chủ nhiệm CLB thường mời các cán bộ khuyến nông tỉnh, thị xã, chi hội nuôi về lắng nghe báo cáo và góp ý tư vấn kỹ thuật, phương pháp nuôi, cách phòng trị bệnh cho ếch, do vậy rất nhiều hộ dân quan tâm đến việc sinh hoạt CLB. CLB cũng tổ chức vay vốn cho các thành viên qua hình thức nợ giống, phục vụ nhu cầu mở rộng mô hình nuôi của bà con, đồng thời tạo điều kiện với cấp trên hỗ trợ vay vốn ngân hàng lên đến 280 triệu đồng, giải quyết khó khăn cho 14 hộ nuôi ếch.

Hiệu quả bất ngờ

Theo những hộ nuôi ếch ở Hương Phong, nuôi ếch thương phẩm và sinh sản nhân tính đều dễ làm, thu nhập cao, thị trường rộng rãi. Trung bình mỗi hộ dân ở Hương Phong nuôi từ 7.000 -15.000 con ếch mỗi lứa, chỉ trong vòng 45 ngày là thu hoạch, giá mỗi con 1.500 đồng, bình quân mỗi hộ cũng thu về khoảng 20 triệu đồng, trừ các khoản chi phí, số tiền thu về lên tới 10 triệu đồng/lứa. Với ếch thương phẩm thời gian nuôi kéo dài từ gần 3 tháng, tính giá bán khoảng 50.000 – 55.000 đồng/kg, mỗi lứa người dân cũng thu lãi khoảng 35 triệu đồng. “Nuôi ếch khó có chuyện lỗ, chỉ có lời ít hay nhiều thôi”, ông Tranh khẳng định.

Năm 2013, nhiều hộ dân có thu nhập lên đến 50 – 150 triệu đồng/năm, thậm chí lên đến 200 triệu đồng. Nhiều cái tên, như Hồ Năm (thôn An Lai), Trương Xuân Kiểm, Trương Dũng (thôn Vân Quất Thượng), Trần Đức Tín, Đặng Duy Minh (thôn Thuận Hòa B) trở thành những gương mặt điển hình trong làm ăn, phát triển kinh tế cao tại địa phương, nhờ đó nhiều hộ dân nơi đây có cơ hội sắm xe, nhà cửa khang trang.

Khó khăn hiện tại của nông dân trên địa bàn xã là nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do hoạt động khai thác cát sạn gây nên. Nuôi ếch dễ nhưng ếch thường hay bệnh do môi trường như mù mắt, ghẻ lở, sình bụng, thần kinh. Trong khi dòng sông ngày càng ô nhiễm do lượng tàu thuyền khai thác từ khắp nơi làm dòng sông bẩn đục. Cũng theo nguyện vọng của bà con, Huế cần có một trại giống tập trung để bà con có giống sớm và đủ, không phải mua giống từ Sài Gòn như hiện nay nhằm mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao hơn nữa.

Lê Hữu Phúc

Các tin mới

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Các tin năm 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang