• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lươn nuôi trong bồn bằng cây bắp khô

Nguồn tin: Báo An Giang, 09/01/2013
Ngày cập nhật: 11/1/2014

Nuôi lươn là mô hình phổ biến ở nhiều địa phương và được nuôi bằng nhiều hình thức. Những năm gần đây, nhiều nông dân xã Tân An (TX. Tân Châu - An Giang) đã thực hiện mô hình nuôi lươn trong bồn ủ bằng cây bắp khô, thu được lợi nhuận cao, cải thiện đời sống.

Chạy dọc theo con đường xã Tân An, rất dễ bắt gặp hình ảnh những bồn bê-tông được đặt ở sân trước hoặc bên hông nhà. Đối với những hộ không có diện tích đất rộng thì họ tận dụng khung sàn nhà để xây bồn bê-tông và tận dụng cây bắp khô đặt vào bồn ủ để nuôi lươn. Ghé thăm gia đình anh Trịnh Minh Tiến Anh cũng là lúc anh đang tất bật với công việc sắp xếp những cây bắp khô vào bồn chuẩn bị mua thêm đợt lươn mới về nuôi để kịp xuất bán trong dịp Tết Nguyên đán. Gia đình anh Tiến Anh có 5 bồn nuôi lươn, mỗi bồn có diện tích khoảng 15m2. Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi lươn trong bồn bê-tông ủ bằng cây bắp khô, anh Tiến Anh cho biết: “Lươn là loài không ưa ánh sáng nên người nuôi có thể bỏ đất hoặc độn thêm rơm, cây chuối mục vào bồn để tạo môi trường tốt. Ngoài ra, có thể cho lục bình vào để tạo bóng râm trong bồn tránh được sự thay đổi môi trường một cách đột ngột. Ở đây, chúng tôi chọn cây bắp khô để đặt vào bồn vì giá rẻ và cũng dễ mua. Mực nước trong bồn nuôi phải từ 2- 3 tấc, mực nước sâu quá sẽ ảnh hưởng đến sức tăng trưởng của lươn”.

Anh Trịnh Minh Tiến Anh tận dụng khung sàn nhà để nuôi lươn.

Cũng theo anh Tiến Anh, với diện tích 1 m2, anh thả khoảng 50 con lươn giống và cần phải trải qua quá trình thuần hóa để lươn nuôi quen với thức ăn. Giai đoạn từ 7- 10 ngày đầu, cho lươn ăn giun đất vào buổi tối. Sau đó, từ từ tập cho lươn ăn sớm hơn. Khi nuôi được một tháng thì mỗi ngày cho lươn ăn một lần khoảng 5- 6 giờ chiều. Thức ăn cho lươn chủ yếu là các loại cá đồng, ốc bươu vàng, cua hoặc cá mua về xay ra cho ăn. Ngoài ra, anh còn trộn thêm men tiêu hóa và vitamin C vào thức ăn để lươn không bị bệnh, hạn chế hao hụt. Không nên cho lươn ăn thức ăn bị hôi thối, thức ăn dư trong bồn từ 1- 2 giờ nên vớt bỏ ra ngoài, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước. Mỗi ngày, phải thay nước một lần để đảm bảo nước luôn sạch thì lươn mới phát triển tốt, khoảng 6 - 8 tháng là có thể bán được. Với cách nuôi này, đợt rồi, anh Tiến Anh bán hai bồn lươn, trừ chi phí, thu lãi khoảng 15 triệu đồng.

Anh Tiến Anh cho biết thêm, nguồn lươn ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt, việc sinh sản nhân tạo của lươn hiện nay còn rất hạn chế, đa phần người nuôi phải mua của người dân xúc ủ, đặt trúm... Ngay mùa nước nổi, lươn giống có giá khoảng 60.000 đồng/kg, còn vào mùa khô thì khoảng 80.000 - 90.000 đồng/kg.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân An, Thiều Văn Cách cho biết: “Toàn xã Tân An có 425 hộ nuôi lươn. Tùy vào điều kiện gia đình mà mỗi hộ đầu tư nuôi ít hay nhiều. Nhờ nuôi lươn mà cuộc sống của nhiều hộ dân được cải thiện, có hộ đã vươn lên thoát nghèo. Nuôi lươn lời nhiều hay ít còn tùy thuộc vào công sức của nông dân. Nếu họ bỏ công đi bắt ốc, đặt đú… kiếm cá làm thức ăn cho lươn thì sẽ hạn chế được nhiều chi phí, khi bán ra sẽ thu lãi cao hơn”.

MỸ LINH

Các tin mới

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Các tin năm 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang