• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tập đoàn Cá tầm Việt Nam: Đưa “vàng đen” xứ lạnh về vùng nhiệt đới

Nguồn tin: Thương Mại Thủy Sản, 04/04/2014
Ngày cập nhật: 6/4/2014

Ông Lê Anh Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Cá tầm Việt Nam và cá tầm được ấp nở tại trang trại của Tập đoàn

Là đơn vị đi đầu phát triển nuôi giống cá tầm tại Việt Nam, sau một thời gian nỗ lực và tâm huyết, Tập đoàn Cá tầm Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng hệ thống nuôi cá tầm chuẩn mực, khoa học với quy mô rộng khắp, đưa Việt Nam thành một quốc gia dẫn đầu về nuôi và sản xuất một loài cá quý hiếm đang đứng bên bờ tuyệt chủng.

Một loài cá quý bên bờ tuyệt chủng

Cá tầm (Acipenser) xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 200 triệu năm, là một trong những giống loài cá vây tia cổ đại nhất hiện nay; sống tại các vùng biển nước lạnh như biển Caspian, biển Đen và nhiều sông hồ như sông Delaware, Rhin, Garonne, Elbe, Volga, Danube và hồ Ladoga.

Từ thời cổ xưa, người Ai Cập, người Phênixi và người Hi Lạp đã bắt cá tầm để lấy trứng, điều này được khắc hoạ trên bức tranh bằng đá tìm thấy ở gần Kim tự tháp Sakkara, có niên đại 2.400 năm trước Công nguyên. Từ xa xưa, trứng cá tầm muối (caviar) đã luôn được ưa chuộng và đồng nghĩa với sự phong lưu, sang trọng. Trứng cá tầm, nổi tiếng nhất là trứng cá tầm Nga, hiện nay có giá bán dao động trung bình từ 1.500-6.000 USD/kg, thậm chí với trứng cá tầm Beluga (Huso huso) - loài cá tầm quý nhất - có giá lên tới trên 10.000 USD/kg, là một thứ “vàng đen” xa xỉ bậc nhất theo cách gọi của các tay buôn.

Tuy nhiên, sản lượng trứng cá tầm khai thác tự nhiên trên thế giới hiện đã giảm mạnh. Chính vì là loài cá quý hiếm và mang lại giá trị kinh tế cao nên nạn đánh bắt cá tầm tự nhiên đã diễn ra nghiêm trọng trong nhiều năm qua, khiến cho loài này có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nếu như vào thập kỷ 70 thế kỷ trước, sản lượng đánh bắt cá tầm của thế giới đạt khoảng 20.000 - 30.000 tấn/năm thì vào năm 2001 chỉ còn khoảng 500 tấn. Liên hiệp quốc đã phải ban hành Công ước về hoạt động buôn bán quốc tế các loại động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng (CITES), trong đó có áp đặt lệnh kiểm soát chặt chẽ nhất NK trứng cá tầm đánh bắt từ thiên nhiên.

Mới đây nhất, cơ quan quản lý thủy sản Liên bang Nga đã ban bố lệnh cấm đánh bắt cá tầm tại vùng biển Caspian, nơi từng cung cấp hơn 90% sản lượng cá tầm đánh bắt trên toàn thế giới. Lệnh này có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 và kéo dài trong vòng 5 năm. Hệ quả của những lệnh cấm này càng làm cho sản lượng trứng cá tầm sụt giảm và khan hiếm, đắt đỏ hơn trước. Điều này khuyến khích nhiều nước như Mỹ, Canađa, Nga, Iran…phát triển nuôi loài cá có giá trị kinh tế cao này để hướng đến XK.

Hành trình đưa cá tầm về Việt Nam

Trước khi được chính thức thành lập, Tập đoàn Cá tầm Việt Nam (CTVN) đã trải qua nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm đề án nuôi cá tầm Nga và ấp nở trứng cá tầm. Tập đoàn đã gặp không ít khó khăn trở ngại. Khi đó, không ai có thể nghĩ loài cá đặc thù của vùng nước lạnh này có khả năng sống được trong môi trường nhiệt đới như ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ, hướng dẫn từ Bộ Thủy sản (cũ), Bộ Khoa học & Công Nghệ, Hội Nghề cá cùng nhiều cơ quan, đoàn thể khác… đề án đã thành công rực rỡ và được áp dụng ngay vào thực tiễn sản xuất. Công ty TNHH Cá tầm Việt Nam được thành lập năm 2007, nền móng đầu tiên cho sự phát triển và hình thành nên Tập đoàn CTVN.

Khác hẳn với các quy trình công nghệ nuôi khép kín ở các bể chứa nhân tạo nước ngoài, tại Việt Nam, Tập đoàn CTVN thực hiện nuôi cá tầm tại các hồ tự nhiên hay hồ thủy điện, nơi có dòng chảy lớn và nguồn nước sạch quanh năm, đáp ứng các chỉ tiêu cao nhất về chất lượng nước, môi trường và mật độ nuôi không khác gì với các vùng nước biển Caspian, biển Đen hay hồ Lagoda (Nga). Trong môi trường này cá tầm có thể sinh sống phát triển nhanh tối đa, do không qua mùa đông khắc nghiệt. Do đó, cá tầm Việt Nam giữ được hương vị tự nhiên vốn có, chất lượng thịt và trứng cá không thua kém so với cá tầm đánh bắt tự nhiên, vượt trội hơn hẳn cá tầm nuôi trong bể nhân tạo.

Năm 2009, lứa trứng cá đen đầu tiên đã được thu hoạch thành công từ loại cá tầm Siberi (Acipenser baerii), Tập đoàn CTVN cũng bước đầu đạt được sản lượng trên 50 tấn cá thịt/năm, phân phối thử nghiệm đến một số nhà hàng, khách sạn lớn trong nước. Cũng năm này, Công ty Cổ phần CTVN được thành lập nhằm xúc tiến kinh doanh thương mại, đưa sản phẩm “Cá tầm” giới thiệu tại thị trường Việt Nam và XK ra nước ngoài, hướng tới xây dựng và phát triển thương hiệu CTVN trở thành thương hiệu lớn trong khu vực và thế giới. Các DN Châu u đã sang tận nơi khảo sát và đánh giá rất cao trứng cá tầm Việt Nam do được nuôi trong môi trường tự nhiên, không sử dụng thuốc tăng trưởng. Thậm chí, nhiều DN nước ngoài đã đặt vấn đề bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

Đến năm 2013, sản lượng thu hoạch của Tập đoàn CTVN đã đạt đến 3 tấn trứng cá và hàng trăm tấn thịt cá thương phẩm; dự kiến trong các năm tới, sản lượng trứng cá có thể đạt được trên 30 tấn. Đây là một thành công không hề nhỏ khi quy ra giá trị kim ngạch và nhất là khi so sánh với sản lượng trứng cá tầm toàn cầu chỉ vào khoảng 70 tấn/năm trong một vài năm trở lại đây. Thành quả trên ngoài việc mang lại nguồn doanh thu to lớn cho Tập đoàn CTVN, còn góp phần không nhỏ, ghi tên Việt Nam vào bản đồ các cường quốc sản xuất và XK trứng cá đen lớn nhất trên thế giới, vốn vỏn vẹn chỉ vài quốc gia đếm trên đầu ngón tay.

Mục tiêu chinh phục thị trường thế giới

Hiện nay, Tập đoàn CTVN hoạt động với sự kết nối chặt chẽ của 6 công ty thành viên chủ chốt. Tuy nhiên, do tổ chức chuyên môn hóa từng khâu và đầu tư tập trung nên các công ty thành viên hoạt động sản xuất và kinh doanh tương đối độc lập với nhau.

Trại ương nuôi cá tầm của Tập đoàn Cá tầm Việt Nam ở tỉnh Lâm Đồng

Tại Đà Lạt, Công ty TNHH CTVN - Đà Lạt chuyên môn hóa trong việc ấp nở trứng, ương giống cá con. Trong khi đó, tại Bình Thuận, Bình Định, ĐakLak và Sơn La, các công ty thành viên khác lại chú trọng sản xuất cá tầm thương phẩm và trứng cá đen muối nhạt (caviar). Nhờ sự chuyên môn hóa và phân công rành mạch như vậy, các công ty con có khả năng kinh doanh độc lập nhưng vẫn tạo thành một chuỗi kết nối hoàn hảo, hướng tới mục tiêu và sứ mệnh chung của Tập đoàn. Với công nghệ nuôi cá tầm quy mô và hiện đại, ngoài việc cung cấp cho thị trường sản phẩm trứng cá đen chính hiệu, Tập đoàn CTVN còn cho ra đời những sản phẩm cá thịt đúng phẩm cấp, mở ra kỳ vọng về một loài cá đem đến cho Việt Nam một thương hiệu toàn cầu, như cá tra đã từng làm được.

Theo ông Lê Anh Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CTVN, lợi thế của Tập đoàn là đi theo con đường nuôi cá tầm thuần chủng, tuân thủ theo tiêu chuẩn GlobalGAP thay vì nuôi cá tầm lai như nhiều nước khác, cá nuôi tăng trọng nhanh nhưng chất lượng không đảm bảo. Các cơ sở nuôi ở Trung Quốc đi theo hướng giống lai, sử dụng chất kích thích tăng trọng nên các nước không NK. Đây cũng là lý do khiến cá tầm Trung Quốc có giá rất rẻ và ồ ạt tràn vào Việt Nam trong thời gian qua.

Để giúp người tiêu dùng dễ nhận biết, cuối tháng 5/2013, Tập đoàn CTVN đã thiết kế và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc bằng mã hóa cho cá đầu tiên tại Việt Nam. Theo đó, các thẻ mã số đi kèm sản phẩm cá tầm của Tập đoàn sẽ giúp người tiêu dùng và cơ quan quản lý kiểm soát dễ dàng, biết chính xác lô hàng đó có địa điểm nuôi ở đâu, giống cá, đơn vị nuôi, ngày bắt đầu nuôi tại trại. Các thẻ “Đảm bảo cá tầm chính hãng” này áp dụng với toàn bộ sản phẩm cá tầm nguyên con do Tập đoàn cung cấp ra thị trường.

Trong định hướng chiến lược sắp tới, Tập đoàn CTVN kỳ vọng sẽ trở thành nhà cung cấp cá tầm và trứng cá đen tầm cỡ quốc tế, chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU và Nhật Bản. Hệ thống nuôi cá tầm của Tập đoàn cũng sẽ từng bước trở thành hệ thống có quy mô lớn nhất không chỉ tại khu vực Đông Nam Á mà còn trên toàn thế giới. Quan trọng hơn, Tập đoàn sẽ triển khai nhân giống, tạo ra một thế hệ cá tầm hoàn toàn mới và trở thành nhà cung cấp lớn nhất thế giới cho các cơ sở nuôi khác về cá tầm giống và cá con.

“Nhờ sự phát triển của công nghệ và thương mại mà việc đem cá tầm về nuôi tại các xứ sở chưa bao giờ có cá tầm trong thiên nhiên như Việt Nam đã trở nên khả thi. Tôi thấy việc phát triển ngành cá tầm không chỉ là một cơ hội đầu tư, mà còn là trách nhiệm và cơ hội bảo tồn loài cá quí giá này trong thiên nhiên cũng như mang đến cho thị trường nội địa và quốc tế một sản phẩm cao cấp, bổ dưỡng nhất với độ tiếp cận lớn hơn cả thời kì trứng caviar được khai thác tự nhiên”- ông Lê Anh Đức chia sẻ.

Đầu năm 2014, Tập đoàn CTVN đã được kết nạp và trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).

Trần Duy

Các tin mới

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Các tin năm 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang