• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cá tra - thách thức và cơ hội mới: Rào cản kỹ thuật - thách thức và cơ hội

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 14/03/2014
Ngày cập nhật: 15/3/2014

Rào cản kỹ thuật- thách thức và cũng là cơ hội cho ngành cá tra Việt Nam thay đổi để phát triển bền vững.

Luật Nông trại (Farm Bill) vừa được Quốc hội Mỹ thông qua sẽ áp dụng bộ tiêu chuẩn để quản lý việc nhập khẩu cá tra Việt Nam. Còn mới đây Nga thông báo tạm ngưng nhập khẩu cá tra đông lạnh một số doanh nghiệp từ Việt Nam.

Nguyên nhân mà nước nhập khẩu này đưa ra do không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là những rào cản kỹ thuật mà các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đang gặp phải. Tuy nhiên, về lâu dài nhiều ý kiến cho rằng, đây cũng là cơ hội để ngành cá tra cơ cấu lại sản xuất và phát triển hướng bền vững.

Nhận diện Farm Bill

Theo các chuyên gia, Farm Bill 2014 có nhiều quy định được xem là trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Theo đó, các sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ phải dán nhãn xuất xứ nơi nuôi trồng, xây dựng kế hoạch thú y thủy sản quốc gia và đặc biệt là điều kiện công nhận quốc gia được phép xuất khẩu thực phẩm thịt vào Mỹ.

Quốc hội Mỹ cũng chuyển chức năng giám sát cá da trơn trong đó có cá tra và ba sa của Việt Nam đang do Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ quản lý sang Bộ Nông nghiệp Mỹ. Nghĩa là, thay vì kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm, Mỹ sẽ kiểm soát cả các vùng nuôi của Việt Nam.

Như vậy, để được xuất khẩu vào thị trường Mỹ, các vùng nuôi cá da trơn của ViệtNam phải nâng cấp để đạt tiêu chuẩn giống như các vùng nuôi cá hiện nay ở Mỹ đang áp dụng.

Theo ông Nguyễn Văn Kịch- Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, lý thuyết của luật này là kiểm soát chuỗi nhưng thực tế quy định chưa thể nói trước được điều gì, có thể khó cũng có thể dễ hơn. Vì thế, trong lúc này phải rất cẩn trọng trước mọi thông tin, bởi nhiều khi có thể gây tác hại cho các thị trường khác.

Ông Trương Đình Hòe- Tổng Thư ký VASEP cho rằng, năm 2014, Luật Nông trại Mỹ chưa tác động trực tiếp đến xuất khẩu cá tra Việt Nam khi vào thị trường Mỹ, song chúng ta phải có những biện pháp đấu tranh vì Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ lực.

Cũng trong thời điểm này, VASEP cũng ra thông báo xác nhận thông tin Nga tạm ngưng nhập khẩu cá tra của Việt Nam từ ngày 31/1/2014 với lý do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy Nga không còn là thị trường xuất khẩu cá tra lớn của Việt Nam, song thông tin này hẳn sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến uy tín con cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới.

Chinh phục rào cản kỹ thuật là tất yếu

Một số ý kiến cho rằng ngành cá tra Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi Luật Farm Bill áp dụng nếu được Mỹ thông qua. Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập, luật này sẽ là cơ hội để ngành cá tra thay đổi, khẳng định vị thế cá tra Việt Nam.

Ông Nguyễn Việt Thắng- Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam khẳng định, mặc dù các tiêu chuẩn của Farm Bill là rất cao nhưng so với các tiêu chuẩn GlobalGAP, ASC,… mà Việt Nam triển khai thực hiện thời gian qua cũng tương đương nhau.

Vì vậy, trước rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe, nếu các nhà quản lý làm việc chặt chẽ với nhau thì khả năng liên thông để đạt được là hoàn toàn có thể.

Cũng theo ông Nguyễn Việt Thắng, xu thế phát triển đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao, nên hướng tới không chỉ khuyến khích mà có thể là bắt buộc.

Phải làm để người tiêu dùng trong và ngoài nước biết được rằng: thương hiệu cá tra và thủy sản Việt Nam đạt trình độ vệ sinh an toàn thực phẩm tốt, đảm bảo được các yêu cầu của thị trường thế giới!

Cho đến nay, sau nhiều năm nỗ lực thay đổi, áp dụng các quy trình nuôi trồng, chế biến theo tiêu chuẩn thế giới, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã lấy được các chứng nhận chất lượng khắt khe như bộ tiêu chuẩn BAP (tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt nhất).

Hiện Mỹ vẫn đang áp dụng bộ tiêu chuẩn này để quản lý việc nhập khẩu cá tra ViệtNam. Ngoài BAP, ngành cá tra Việt Nam còn đáp ứng được các tiêu chuẩn của Châu u như ASC, GlobalGAP và tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC) của Anh.

Do đó, với việc ngành cá tra Việt Nam đã phát triển theo hướng bền vững từ nhiều năm nay, đáp ứng đầy đủ các bộ tiêu chuẩn của thế giới nên dù Luật Farm Bill có ra đời cũng không gây cản trở gì quá lớn cho ngành.

Theo ông Hồ Văn Vàng- Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, thị trường quốc tế đặc biệt quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hiện có 149 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới chấp nhận sản phẩm cá trá của Việt Nam thì người nuôi, nhà chế biến bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu nếu muốn mở rộng thị trường.

Tuy nhiên, ông cũng lo ngại khi thực hiện tốt các yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi chi phí sản xuất khá cao, vì vậy các nhà máy chế biến, đơn vị xuất khẩu cần kề vai sát cánh với người sản xuất.

Có như vậy thì mới duy trì được tiêu chuẩn này khuyến khích người nuôi giữ vững vùng nuôi, để sản phẩm cá tra ra thị trường thế giới và được chấp nhận.

Ông Trương Đình Hòe- Tổng Thư ký VASEP cho rằng, năm 2014, Luật Farm Bill chưa tác động trực tiếp đến xuất khẩu cá tra Việt Nam khi vào thị trường Mỹ, song chúng ta phải có những biện pháp đấu tranh vì Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ lực.

Ông Nguyễn Việt Thắng- Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam: Mặc dù các tiêu chuẩn của Farm Bill là rất cao nhưng so với các tiêu chuẩn GlobalGAP, ASC,… mà Việt Nam triển khai thực hiện thời gian qua cũng tương đương nhau.

Tuy nhiên, về lộ trình làm sao để đạt được chứng nhận, cấp phép thì cần phải tiếp tục theo dõi, cái khó nằm ở khâu kiểm tra, giám sát và cấp phép. Nếu các nhà quản lý làm việc chặt chẽ với nhau thì khả năng liên thông để đạt được là rất cao. Trình độ sản xuất của ViệtNam để đáp ứng những tiêu chuẩn trên là không quá khó.

Ông Hồ Văn Vàng- Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam: Khi thực hiện tốt các yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi chi phí sản xuất khá cao, vì vậy các nhà máy chế biến, đơn vị xuất khẩu cần kề vai sát cánh với người sản xuất.

Có như vậy thì mới duy trì được tiêu chuẩn này khuyến khích người nuôi giữ vững vùng nuôi, để sản phẩm cá tra ra thị trượng thế giới và được chấp nhận.

LÊ SƠN - NGUYỄN HOÀNG

Các tin mới

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Các tin năm 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang