• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Yên Dũng (Bắc Giang): Nỗi lo cạn nguồn cua da

Nguồn tin: Báo Bắc Giang, 14/12/2014
Ngày cập nhật: 15/12/2014

Những năm trước, nhờ đặc sản cua da, cuộc sống nhiều hộ dân vùng quê Yên Dũng (Bắc Giang) được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, gần đây, đặc sản này có nguy cơ cạn nguồn.

Ông Nguyễn Văn Thành thả lưới bắt cua da.

Món ăn hấp dẫn

Lâu nay, cua da sống ở sông Cầu đoạn chảy qua các xã Thắng Cương, Yên Lư, Đồng Việt nổi tiếng thơm ngon ít nơi nào có được. Cua da to gấp nhiều lần cua thường, hai bên càng có lớp lông như rêu bám. Sau khi lột xác, cua mới đạt kích thước lớn và có mai khá đặc, có con nặng tới 3 lạng. Người dân nơi đây thường đánh bắt bằng lưới bát quái (lưới hình chữ nhật, dài khoảng 5m, rộng khoảng 30cm, ở giữa có các khung sắt đặt cách nhau chừng 40cm để cố định lưới thành đường ống dài).

Vào khoảng tháng 10 đến tháng 11 âm lịch là thời điểm thích hợp để đánh bắt cua da. Theo kinh nghiệm của ngư dân, trời càng rét, việc đánh bắt càng thuận lợi. Thời điểm đánh bắt cua da trong ngày khá ngắn bởi “nước đứng hoặc nước chảy mạnh không bắt được, phải là nước chảy rìu rìu thì mới có. Thả lưới thường vào ban đêm khi nước lên hoặc tầm 2 giờ đến 3 giờ chiều nước xuống” – anh Trần Thế Cường, thôn Thắng Cương, xã Thắng Cương, đã 20 năm làm nghề chài lưới cho biết như vậy.

Thời gian đánh bắt ngắn, sản lượng cũng không nhiều nên cua da khá hiếm, có thời điểm giá 350.000 đồng/kg. Cua da Yên Dũng được ưa chuộng, có mặt ở nhiều nhà hàng, được các thương lái mang đi nhiều vùng miền trong cả nước. Nhờ cua da mà kinh tế nhiều gia đình ở Yên Dũng được cải thiện đáng kể. Đặc sản cua da cũng trở thành niềm tự hào của người dân miền quê này.

Bấp bênh nguồn cung

Lợi nhuận là vậy nhưng đặc sản cua da Yên Dũng đang đứng trước bờ vực bị mất nguồn cung khi liên tiếp 3 năm trở lại đây sản lượng đánh bắt giảm rõ rệt. Theo nhiều người dân chuyên đánh bắt, nếu những năm trước, mỗi ngày có thuyền đánh bắt được 6kg – 7kg thì nay có khi chẳng bắt được con nào. Anh Trần Thế Cường cho biết thêm: “Nhiều người muốn mua cua phải đặt trước từ 2 đến 3 ngày mới có vài cân. Chủ yếu là đi gom từ các thuyền trong khu thôi, không phải thuyền nào thả lưới cũng có”. Theo anh Cường, để đánh bắt cua da đòi hỏi vốn lớn bởi một bộ lưới bát quái giá 270.000 đồng, mỗi thuyền phải có hàng chục thậm chí hàng trăm bộ, ngoài ra còn chi phí cho thuyền máy chạy dầu với giá 30 triệu đến 40 triệu đồng/thuyền.

Với sản lượng đánh bắt giảm rõ rệt trong những năm trở lại đây thì việc hoàn vốn là chuyện không hề dễ dàng. Nhiều hộ dân đã nghĩ đến chuyện bỏ nghề đánh bắt. Ông Nguyễn Ngọc Lân, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Thắng Cương cho biết: “Các nhà hàng bây giờ chủ yếu là cua nuôi, chất lượng thịt không thể bằng cua sông. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến thương hiệu cua da Yên Dũng”.

Theo một số người dân nơi đây, đặc sản ít đi chủ yếu do nguồn nước bị ô nhiễm khi các công ty ở thượng nguồn liên tục xả thải ra sông. “mỗi lần các doanh nghiệp xả thải là cá nổi trắng sông, nước có mùi khó chịu. Cá lập lờ mặt nước nên đánh bắt dễ lắm. Nhưng sau đợt đó thì sông chẳng còn gì” – ông Nguyễn Văn Thành, thôn Đông Hưng, xã Nham Sơn, người nhiều năm theo nghề chài lưới chia sẻ.

Lợi nhuận của cua da mang lại cho người dân đáng kể, nhưng để giữ được nguồn đặc sản này đòi hỏi những biện pháp tích cực và cụ thể hơn nữa từ các cấp chính quyền.

Đỗ Thịnh

Các tin mới

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Các tin năm 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang