• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đăk Nông: Mô hình luân canh cá và hoa màu nhiều triển vọng

Nguồn tin: Khuyến Nông VN, 01/10/2014
Ngày cập nhật: 5/10/2014

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Đăk Nông xuất hiện nhiều gương nông dân đi đầu trong việc nuôi thâm canh cá thịt cung cấp cho thị trường nội địa và thị trường trong tỉnh, nhằm phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, họ chính là nhân tố tích cực góp phần thúc đẩy nghề nuôi thủy sản của tỉnh phát triển. Ở thôn 8, xã Đăk Bukso, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông có một nông dân như vậy, đó chính là ông Trần Văn Lâm. Ông vốn là người chăm chỉ, dám nghĩ dám làm, dám thất bại để thử nghiệm những đối tượng mới tại địa phương.

Với tổng diện tích 2 ha đất sình, ông Lâm đã tận dụng luân canh tăng vụ để không bỏ trống đất. Đặc điểm chế độ nước của huyện Tuy Đức thường không đều trong năm, không chủ động được nguồn nước, đa phần vào mùa khô cạn kiệt, mùa mưa thì ngập úng, vì thế việc sản xuất nông nghiệp phải bố trí cây, con thích ứng với điều kiện thời tiết này. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau, thời gian này ông cải tạo đất trồng khoai lang và trồng bí đỏ hoặc trồng rau. Những năm trước, ông chỉ trồng một vụ khoai lang hoặc bí đỏ, hiệu quả kinh tế thấp, đất thì bỏ hoang cỏ dại mọc nhiều, nên đến vụ sau rất mất công dọn dẹp. Sau đó, ông có ý tưởng trồng hoa màu và nuôi cá trên vùng đất đó. Tận dụng thời điểm mùa mưa (bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10), ông đắp bờ, rắc vôi cải tạo ao và cấp nước để thả cá.

Với diện tích 2 ha ao, chia làm 3 ao lớn nhỏ, ban đầu ông nuôi những đối tượng truyền thống tại địa phương có nhu cầu như cá trắm cỏ, cá rô phi, diêu hồng, cá chép và thử nghiệm nuôi cá vược trong môi trường nước ngọt tại huyện Tuy Đức. Mật độ thả trung bình 2 con/m2, hình thức nuôi ghép hỗn hợp nhiều loài cá trong một ao. Nguồn thức ăn sử dụng một phần thức ăn công nghiệp và phụ phẩm nông nghiệp như ngô, bí, khoai lang nấu chín cho cá ăn. Nguồn thức ăn đó được tận dụng từ những sản phẩm của trồng trọt nên kinh phí bỏ ra không nhiều. Theo ông Lâm, tốc độ phát triển của cá rất nhanh, cá trắm cỏ mới nuôi được 4 tháng trọng lượng trung bình 0,7 kg/con; cá diêu hồng, cá chép, cá rô phi trọng lượng 300 g/con; cá chẽm được nuôi riêng một ao bằng thức ăn công nghiệp, do đối tượng này cần phải có thức ăn tươi sống cá mới phát triển mạnh, ông đã tận dụng thả các loài cá rô phi suối, để có nguồn thức ăn tươi sống cho cá chẽm ăn. Theo ông Lâm thì cá chẽm nuôi trong môi trường nước ngọt lớn rất nhanh, hiện nay đạt trung bình 300 g/con. Do biết tính toán nguồn thức ăn phù hợp nên ông đã tiết kiệm được một phần chi phí thức ăn. Công tác chuẩn bị ao cũng tiết kiệm được do ông đã trồng một vụ hoa màu nên đất đã được thuần hóa. Sau vụ cá này là đến mùa khô ông sẽ tiếp tục trồng khoai lang và vào tháng 4 năm sau ông thu hoạch hết hoa màu thì cải tạo làm ao nuôi cá tiếp theo.

Mô hình luân canh cá và hoa màu của ông Trần Văn Lâm phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và được nhiều người học tập làm theo. Hiệu quả kinh tế của mô hình là rõ rệt. Trước đây, ông chỉ trồng 1 vụ hoa màu, thời gian còn lại bỏ hoang, với phương pháp luân canh như hiện nay, nguồn thu nhập tăng lên gấp 2 - 3 lần so với trước.

Theo hạch toán kinh tế của ông Lâm: trồng khoai lang thu hoạch trung bình 15 tấn. Giá bán trung bình 7.000 đồng/kg thu được 105 triệu đồng. Chi phí mỗi vụ trồng khoai là 60 triệu đồng, lợi nhuận thu được 45 triệu đồng.

Về phần nuôi cá, tổng số lượng cá thả là 22.100 con, đến khi thu hoạch với tỷ lệ sống 70%, trọng lượng trung bình của các loài cá là 0,5 kg/con, sản lượng cá thu hoạch khoảng 7,7 tấn, giá bán trung bình là 40.000 đồng/kg thu được 308 triệu đồng; chi phí mua giống 40 triệu đồng, chi phí thức ăn công nghiệp 65 triệu đồng, công chăm sóc 1 người trong 1 vụ là 18 triệu đồng, tổng chi phí là 123 triệu đồng. Vậy lợi nhuận thu được sẽ là 185 triệu đồng. Như vậy mô hình nuôi cá của gia đình có lợi nhuận rất cao, việc chăm sóc cá cũng không tốn nhiều công. Tổng lợi nhuận 1 năm của gia đình từ mô hình xen canh trồng khoai và nuôi cá là 230 triệu đồng/năm. Đây là nguồn thu nhập khá lớn với những người nông dân nghèo. Muốn tăng thêm thu nhập bà con nông dân nên tận dụng ao cá của gia đình để vừa cải thiện đời sống vừa tăng thu nhập cho gia đình. Vì hiệu quả từ mô hình nuôi cá ao là rất lớn nhưng chi phí và công sức bỏ ra thì ít hơn nhiều so với chăn nuôi các đối tượng khác.

Trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân luôn phải thích ứng với điều kiện tự nhiên của từng vùng, khắc phục khó khăn để vươn lên làm giàu từ chính điều kiện sẵn có của gia đình. Tuy vậy, rất ít người nông dân sẵn sàng học kiến thức và áp dụng kiến thức để tổ chức sản xuất bài bản quy mô như gia đình ông Lâm. Nhiều nông dân được tham gia tập huấn nhưng thường không ứng dụng kiến thức vào sản xuất, vì thế mà có nhiều hộ tuy đất đai rộng lớn nhưng vẫn nghèo vì chưa có cách làm ăn hợp lý. Thông qua mô hình giúp bà con thấy được tầm quan trọng của việc luân canh cây, con hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nguyễn Kim Thành - Trung tâm KNKN Đăk Nông

Các tin mới

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Các tin năm 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang