• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cá sặt bướm: Nhỏ mà lợi ích không nhỏ!

Nguồn tin: Báo Ảnh Đất Mũi, 04/08/2014
Ngày cập nhật: 12/8/2014

Trước đây, dù không phải là sản phẩm khai thác chính nhưng ở Cà Mau sản lượng cá sặt bướm (cá sặt) cũng đạt hàng trăm tấn mỗi năm dưới dạng mắm đồng, khô sặt. Đó là chưa kể bán cá tươi ở các chợ và dùng trong gia đình nông thôn hàng ngày. Sau này do đất chật, người đông, áp lực đòi hỏi thực phẩm nhiều nên cá sặt bị khai thác nhiều và hiện nhiều nơi đã khan hiếm, có nguy cơ cạn kiệt và thành “đặc sản” đắt đỏ với dân nghèo.

Bởi cá sặt có chất lượng thịt ngon, bổ dưỡng, dễ chế biến, nhưng có điều nhỏ con, có xương cứng nên nhiều người e ngại, nhất là đối với trẻ con. Riêng cá sặt non thì rất nhiều người ưa thích, nên cứ đầu mùa mưa là đã có bán cá non trong hầu hết các chợ lớn nhỏ và bán gần suốt mùa mưa ở Cà Mau, khiến loài cá nhỏ này cần được bảo vệ và phải tính đến chuyện khai thác hợp lý để tránh cạn kiệt. Còn cá trưởng thành thì chắc ít ai từ chối món khô nướng hay nấu canh mẳn, đặc biệt là món “mắm sống” ăn với cơm nguội, chuối chát, khế và khóm. Tuyệt vời hơn là món lẩu từ mắm cá sặt thơm mùi đặc trưng của mắm đồng Nam Bộ, nhúng các loại rau đồng!

Xin đừng xem thường lợi ích cá sặt, vì mặc dù từ xưa giờ không nghe ai đặt vấn đề nuôi nhưng với những giá trị về nhiều mặt, đặc biệt là vai trò khá quan trọng của nó trong chuỗi thức ăn tự nhiên, đã đến lúc nông dân nên nghĩ đến chuyện nuôi đối tượng nhỏ bé này để kiếm thêm lợi ích cho kinh tế hộ, nhất là những hộ dân có điều kiện mương vườn, ao đầm, khuôn ruộng rộng. Bởi nuôi cá sặt thì không phải khó khăn trong việc cho ăn mà chỉ cần bảo vệ được trước tình trạng kẻ trộm đặt lờ giăng lưới. Do là cá ăn tạp, có thể ăn phế phẩm động, thực vật trong quá trình phân giải, giúp dọn sạch rong tảo, phiêu sinh vật không cho chúng phát triển quá mức. Nhưng quan trọng hơn, tùy giai đoạn tăng trưởng, chính bản thân nó là nguồn thức ăn không thể thiếu cho nhiều loài thủy sản lớn hơn: Cá lóc, lươn, ếch, rắn… và sau đó là thực phẩm thường xuyên trong bữa ăn của nhiều gia đình nông thôn.

Hãy tính toán lại lợi ích kinh tế trong cách khai thác của người tự cho là “do nghèo phải kiếm ăn bằng cá non” tại các chợ hiện nay: Một ký cá non trung bình từ khoảng 300 - 400 con, nếu đem bán ngay chỉ được giá 100 - 120 ngàn đồng là hết, lợi ích không bao nhiêu, nhưng nếu được nuôi tốt chỉ sau 5 - 6 tháng, đàn cá lớn lên có thể đạt trọng lượng đến 5 - 10kg hay nhiều hơn, sẽ bán được với giá 50 - 60 ngàn đồng/kg hoặc cao hơn. Làm khô, làm mắm sẽ có lợi nhuận cao hơn mà rất dễ tiêu thụ. Đây là bài toán kinh tế mà nông dân vùng lúa - cá, vùng tôm - lúa quảng canh và những hộ có nhiều ao vườn nên suy nghĩ để khai thác lợi ích kép từ loài cá nhỏ bé mà rất thân thiết này. Vì cá sặt rất dễ nuôi, rất khỏe mạnh và do có cơ quan hô hấp phụ, thường lên thở khí trời trên mặt nước nên có khả năng sống trong môi trường ít oxy, lại có tính ăn tạp bao gồm tảo, côn trùng, giáp xác… và cả thức ăn viên.

Bà con nông dân Cà Mau nên nhận thức giá trị nhiều mặt của con cá sặt tuy nhỏ bé nhưng đắc dụng, mà hãy tuyên truyền nhau bảo vệ cá non, khai thác hợp lý, và tùy điều kiện có thể tổ chức nuôi ghép cá sặt trong ruộng bồn bồn, đầm bông súng, ao nuôi tôm quảng canh vào mùa mưa, ruộng lúa hoặc trong các mương vườn để bắt tỉa làm thực phẩm hàng ngày và có thu nhập thêm vào cuối vụ.

KS. NGUYỄN VĂN THƯỚC

Các tin mới

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Các tin năm 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang