• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiệu quả bước đầu nghề nuôi hàu Thái Bình Dương

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa, 10/08/2014
Ngày cập nhật: 12/8/2014

Năm 2010, gia đình ông Lê Quang Tể, thôn Nam Sơn, xã Nghi Sơn (Tĩnh Gia - Thanh Hóa) đã mạnh dạn thử nghiệm nuôi hàu Thái Bình Dương (TBD) ở vịnh Nghi Sơn.

Sau khi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nuôi, ông Tể đã cải tạo 4 ô lồng nuôi cá để thả 370 dây hàu, mỗi dây có 20 vỏ hàu, mỗi vỏ 17-20 con hàu giống với hình thức nuôi giàn bè và treo dây trên biển. Sau 10 tháng nuôi, lứa hàu đầu tiên của ông đạt 4-5 con/kg, thu hoạch được 0,8 tấn hàu thương phẩm. Sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình ông lãi hơn 40 triệu đồng.

Cán bộ Trạm Khuyến nông Tĩnh Gia kiểm tra sự sinh trưởng và phát triển của hàu Thái Bình Dương tại các bè nuôi ở cảng Lạch Bạng.

Nhận thấy nuôi hàu TBD mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2013, gia đình chị Nguyễn Tuyết Ngân, thôn Tiền Phong, xã Hải Bình đã đầu tư nuôi 4,3 vạn giá bám (mỗi giá bám có khoảng 25 con), sau 7 tháng nuôi đã cho thu hoạch với số lượng 7-10 con/kg hàu thương phẩm, giá bình quân 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình chị lãi 200 triệu đồng. Năm 2014, gia đình chị là một trong 4 hộ được chọn thử nghiệm nuôi hàu TBD đợt hai trên cửa sông Lạch Bạng, chị cho biết: qua 3 tháng thả nuôi, hàu phát triển nhanh. Ngoài số hàu giống được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ là 4 vạn giá bám, gia đình còn đầu tư mở rộng lồng bè nuôi thêm 3 vạn giá bám, theo hình thức treo dây. Hộ nuôi chỉ phải đóng giàn bè, rổ, dây để thả nuôi. Đặc biệt, nuôi hàu TBD không đầu tư thức ăn, chăm sóc như các loại thủy sản khác.

Đến nay, trên địa bàn huyện Tĩnh Gia có khoảng 20 hộ đầu tư nuôi hàu TBD với khoảng 100 vạn giá bám, tập trung ở vịnh Nghi Sơn, đầm phá xã Hải Thượng, Lạch Bạng, Hòn Mê... và những vùng có độ mặn cao.

Hàu TBD có nguồn gốc từ Nhật Bản, có ưu điểm nổi trội so với các loại hàu bản địa, cơ thể lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, vỏ mỏng, thịt nhiều... chế biến được nhiều món ăn. Thịt hàu là thực phẩm quý, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất kẽm, ít chất béo, giảm nguy cơ tim mạch... nhờ vậy, giá trị kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng. Là loài ăn lọc các sinh vật phù du và mùn bón hữu cơ nên không mất chi phí thức ăn, có tác dụng làm sạch môi trường nước. Những khu vực nuôi hàu sẽ trở thành nơi trú ngụ cho các loài thủy sản khác, góp phần bảo vệ và tái tạo nguồn thủy sản ven bờ. Với những tiềm năng ưu thế của nghề nuôi hàu TBD không chỉ ở huyện Tĩnh Gia mà các địa phương ven biển có thể quy hoạch vùng nuôi để phát triển con nuôi này.

Ông Vũ Văn Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cho biết: nuôi hàu nói riêng và các đối tượng nhuyễn thể nói chung là một nghề mang lại lợi nhuận cao. Khi triển khai cho các hộ thực hiện nuôi thử nghiệm, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm Khuyến nông huyện Tĩnh Gia thường xuyên theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển và dịch bệnh của hàu để mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao; tổ chức hội thảo đầu bờ tại xã Nghi Sơn cho các xã có điều kiện nuôi hàu TBD trên vùng triều đến tham quan, chia sẻ kinh nghiệm từ mô hình. Khó khăn lớn nhất hiện nay tại Thanh Hóa là chưa chủ động được công nghệ sản xuất giống và chưa có mô hình nuôi quy mô lớn, công nghệ nuôi chưa hoàn thiện.

Thấy nghề nuôi hàu TBD có hiệu quả, nhiều hộ dân ở các xã Hải Bình, Hải Hà, Nghi Sơn... đã tự phát đầu tư nuôi khi chưa có quy hoạch. Nên thời gian tới, các ngành có liên quan cần nghiên cứu khuyến cáo cho các hộ nuôi về kỹ thuật nuôi, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bởi, hiện số lượng nuôi còn ít và sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là thị trường trong tỉnh đang dễ dàng, nhưng khi nghề nuôi hàu TBD ở các địa phương ven biển phát triển thì việc tiêu thụ chắc sẽ khó khăn hơn.

Lê Hợi

Các tin mới

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[31/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[30/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

[29/12/2014]

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Các tin năm 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang