• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xuất khẩu cá tra: Mỹ khó, Nga lạc quan

Nguồn tin: Báo Công Thương, 05/09/2014
Ngày cập nhật: 6/9/2014

Trong khi xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ vẫn gặp khó do rào cản về thuế chống bán phá giá (CBPG), các DN Việt Nam có cơ hội để mở rộng thị phần tại thị trường tiềm năng lớn như Nga và Liên minh Hải quan do việc gỡ bỏ lệnh cấm tạm đình chỉ xuất khẩu.

Mỹ vẫn khó

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết ngày 15/7/2014, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Mỹ ước đạt 163,12 triệu USD, giảm 24,2% so với cùng kỳ năm 2013. Sự sụt giảm này bắt đầu từ tháng 3 và giảm liên tiếp đến giữa tháng 7, trong đó mức giảm cao nhất lên tới 59,2% vào tháng 5 và mức giảm thấp nhất là tháng 3 với tỷ lệ giảm 12,7%. Lần đầu tiên xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong quý II thấp hơn so với quý I.

Về thị phần, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ còn 18,3% so với 23,9% của cùng kỳ năm 2013. Nếu như cùng thời gian này năm ngoái, Mỹ vẫn giữ vị trí dẫn đầu về nhập khẩu cá tra của Việt Nam thì hiện tại, thị trường này đã lùi xuống vị trí thứ 2 sau EU.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu cá tra Việt Nam (Vasep), nguyên nhân xuất khẩu cá tra sang Mỹ sụt giảm chủ yếu do thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 9 giai đoạn từ ngày 1/8/2011 đến 31/7/2012 (POR 9) ở mức cao. Trong khi đó ngày 10/7 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố quyết định sơ bộ cuộc rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 10 (POR10), giai đoạn từ 1/8/2012 đến 31/7/2013 đối với sản phẩm philê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo đó, mức thuế chống bán phá giá đã giảm nhưng vẫn bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Trong đợt rà soát lần này, DOC quyết định tăng mức thuế suất nhập khẩu toàn quốc từ 2,11 USD/kg lên 2,39 USD/kg. Dù vậy, quyết định sơ bộ về đợt rà soát hành chính lần thứ 10 chưa có hiệu lực thi hành cho tới khi quyết định cuối cùng được ban hành và do đó, các chuyên gia khẳng định, xuất khẩu cá tra sang Mỹ sụt giảm vẫn chủ yếu là do mức thuế cuối cùng POR9.

Đáng lưu ý, thị trường Mỹ cũng đang có xu hướng giảm lượng và giá trị nhập khẩu cá tra và rõ ràng điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Theo số liệu của Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), 6 tháng đầu năm 2014, Mỹ đã nhập khẩu 53.259 tấn cá tra và cá da trơn (từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ), giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, nhập khẩu cá tra từ Việt Nam đạt 47.360 tấn, giảm 9% so với 6 tháng năm 2013

Nga lạc quan hơn

Theo Vasep, xuất khẩu cá tra sang Nga liên tục sụt giảm thời gian qua nên Nga đã không còn nằm trong tốp 8 thị trường nhập khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam. Cuối tháng 1/2014, Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu cá tra Việt Nam, do vậy, xuất khẩu cá tra sang thị trường Nga trong 7 tháng đầu năm nay ước đạt 3,49 triệu USD, giảm so với 8,97 triệu USD của cùng kỳ năm 2013.

Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường này được Vasep dự báo sẽ khả quan hơn bởi VPSS vừa có thông báo gỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản vào thị trường Liên bang Nga và Liên minh Hải quan (bao gồm Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan) đối với 7 doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam, trong đó có 5 DN chế biến sản phẩm cá tra đông lạnh.

Việc dỡ bỏ lệnh cấm này chắc chắn sẽ giúp cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Nga tăng trưởng tốt hơn trong trong quý III và quý IV trong khi giá xuất khẩu sang thị trường này có thể sẽ tốt hơn trong thời gian tới. Bên cạnh đó, việc Nga cấm nhập khẩu thủy sản từ EU, Mỹ, Na Uy, Canada và Australia trong 1 năm kể từ ngày 7/8/2014 cũng sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang thị trường này.

Hùng Cường

 

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản khác:

31/12/2014

31/12/2014

30/12/2014

30/12/2014

29/12/2014

29/12/2014

29/12/2014

27/12/2014

26/12/2014

26/12/2014

Xem tiếp

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang