• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nguồn vốn đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá tra

Nguồn tin: Báo An Giang, 16/06/2014
Ngày cập nhật: 17/6/2014

Trong khi nhiều doanh nghiệp (DN) làm ăn kiểu “chụp giựt”, thiếu bền vững đang “ôm” nguồn vốn lớn của ngân hàng, khó có khả năng hoàn nợ thì những DN xuất khẩu cá tra uy tín, nơi tập trung lượng lớn công nhân lại khó tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất. Câu chuyện này đòi hỏi sự chung tay tháo gỡ của ngành ngân hàng.

Duy trì “chén cơm” của công nhân

Trong tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh cá tra khu vực ĐBSCL gặp nhiều khó khăn, Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) vẫn duy trì sản lượng chế biến hơn 200 tấn cá nguyên liệu/ngày, tương đương 7.000 tấn/tháng. Theo ông Nguyễn Văn Ký, Tổng Giám đốc Agifish, công ty phải đạt sản lượng này để “nuôi” trên 3.000 công nhân ở các nhà máy.

“Nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất, Agifish đã đầu tư cả ngàn tỷ đồng xây dựng hơn 100 héc-ta vùng nuôi, khả năng nuôi thả trên 60 triệu con cá tra giống. Tuy nhiên, đầu tư nuôi cá tra phải mất 8 tháng mới thu hoạch nên áp lực vốn rất lớn” – ông Ký phân trần.

Tổng Giám đốc Agifish cho biết, 5 tháng của năm 2014, công ty đã xuất khẩu 18.700 tấn cá tra thành phẩm, đạt doanh số hơn 1.300 tỷ đồng. Hiện tại, công ty đang vay vốn 1.200 tỷ đồng để đầu tư vùng nguyên liệu, duy trì sản xuất. Tuy nhiên, trước tình hình căng thẳng trên Biển Đông khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, một số ngân hàng nước ngoài do sợ rủi ro nên có khuynh hướng thu hồi nợ, không cho vay tiếp hoặc không tăng hạn mức tín dụng. Trong khi đó, do thị trường xuất khẩu khó khăn nên lượng hàng tồn kho của DN còn nhiều, chi phí vận chuyển tăng khiến áp lực vốn càng lớn.

Ông Nguyễn Văn Ký càng lo lắng hơn khi Nghị định 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra sắp có hiệu lực từ cuối tháng 6 này. “Theo quy định mới, DN sau khi ký hợp đồng với nhà nhập khẩu phải đăng ký với Hiệp hội Cá tra Việt Nam và phải được Hiệp hội đồng ý mới đủ điều kiện xuất khẩu. Tôi nghĩ quy định này chỉ nên áp dụng với những DN mới, nếu áp dụng chung với cả những DN lớn, làm ăn lâu dài thì lại gây cản trở. Điển hình như Agifish, mỗi tháng xuất khẩu hơn 200 container cá tra, nếu phải chạy lên chạy xuống đăng ký thì phiền phức quá. Bên cạnh đó, một số tiêu chuẩn trong Nghị định 36 còn chung chung, cần phải cụ thể hơn” – ông Ký kiến nghị.

Nên xử nghiêm DN “phá hoại” thị trường

Đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam, ông Doãn Tới, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nam Việt (Navico) cho rằng, có một nghịch lý là trong khi những DN lớn, làm ăn đàng hoàng gặp khó về vốn thì nhiều DN nhỏ lại “ôm” nguồn vốn khá lớn của ngân hàng nhưng không có khả năng trả nợ.

“Vào thời kỳ hoàng kim của con cá tra, rất nhiều DN thủy sản cứ đua nhau thành lập trong khi nguồn lực tự thân rất yếu. Ngân hàng thấy DN “ngon ăn” nên chấp nhận cho vay vốn lớn hơn giá trị tài sản thế chấp. Khi cá tra gặp khó, DN thua lỗ, ngân hàng sợ DN không có tiền trả nên tiếp tục “bơm” vốn, kết quả càng tệ hơn. Thật ra, tình trạng nhiều DN thủy sản nhỏ lẻ làm ăn thua lỗ đã xảy ra hơn 5 năm nay nhưng ngân hàng không dám công bố. Tôi đề nghị Ngân hàng Nhà nước nên kiểm tra lại thực tế này để giải quyết dứt điểm. Nếu DN nào thật sự không cứu nổi thì đừng cứu nữa, nên tập trung hỗ trợ DN có năng lực sản xuất để vực dậy ngành cá tra” – ông Tới thẳng thắn.

Chủ tịch UBND tỉnh Vương Bình Thạnh cho rằng, ngân hàng cần tăng cường hỗ trợ vốn vào chuỗi giá trị sản xuất cá tra mà những DN lớn, làm ăn có uy tín giữ vai trò trung tâm. Đối với những DN không có năng lực nhưng “nhảy vào phá hoại thị trường” thì cần có biện pháp xử lý dứt điểm nhằm đảm bảo ngành cá tra – một trong những thế mạnh của tỉnh phát triển bền vững.

NGÔ CHUẨN

 

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản khác:

31/12/2014

31/12/2014

30/12/2014

30/12/2014

29/12/2014

29/12/2014

29/12/2014

27/12/2014

26/12/2014

26/12/2014

Xem tiếp

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang