• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lập lại trật tự trong xuất khẩu cá tra

Nguồn tin: Báo An Giang, 26/05/2014
Ngày cập nhật: 27/5/2014

3 năm trở lại đây, các nhà nhập khẩu lợi dụng tình hình “tranh mua tranh bán” của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam để “đè giá” xuất khẩu (XK) cá tra dẫn đến DN lẫn ngư dân (ND) đều thua lỗ. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định 36/NĐ-CP về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra, nhằm lập lại trật tự trong nuôi và chế biến cá tra XK.

Thực trạng

Ông Nguyễn Thanh Đủ (TP. Châu Đốc) - người rất mê nuôi cá tra, mỗi năm xuất bán trên 10.000 tấn cá nhưng nay phải nói lời chia tay với nghề này vì thua lỗ triền miên. “Nếu những năm 1996 – 2006, tôi lãi từ 2.000 – 3.000 đồng một kg cá nuôi, thì 7 năm trở lại đây thua lỗ liên tục. Không có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với DN nên đến thời điểm thu hoạch rất hồi hộp, giá cá lên xuống “thất thường” làm người nuôi lao đao”- ông Đủ tâm sự. Về phía DN, từ chỗ không có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với ND nên việc mua nguyên liệu để XK đành phải theo phương thức “trôi nổi”, chính vì vậy mà chất lượng không đảm bảo, giá nguyên liệu đầu vào không ổn định, rủi ro trong XK rất lớn. Thậm chí, có lúc phải đóng cửa nhà máy vì không có nguyên liệu chế biến.

Kiểm soát hàm lượng nước và tỷ lệ mạ băng hướng đến sản phẩm an toàn, chất lượng.

Cả nước hiện có 136 DN XK cá tra, trong đó 64 công ty chế biến và 72 công ty thương mại. An Giang có 17 DN với 23 nhà máy, trong đó hơn phân nửa đang hoạt động cầm chừng vì tình trạng thua lỗ kéo dài. Nhiều đầu mối XK dẫn đến tình trạng phá giá lẫn nhau, thị trường Mỹ là một điển hình. Hiện, có 25 DN xuất cá tra vào Mỹ phải chịu mức thuế chống bán phá giá đến 1,2 USD/kg, trong đó những DN không nộp đơn xin xem xét thì chịu mức thuế 2,11 USD/kg. Tình trạng ND và DN thua lỗ kéo dài làm triệt tiêu nghề nuôi và chế biến cá tra trong nước. “Nghị định 36/NĐ-CP lần này thể hiện sự quyết tâm của Nhà nước trong việc lập lại trật tự trong nuôi, chế biến và XK cá tra. Ngoài những quy định trong nghị định, Nhà nước cần quy hoạch lại đầu mối XK, đầu mối nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn để từng khâu trong chuỗi sản xuất đạt lợi nhuận hợp lý hơn”- ông Đỗ Văn Nghiệp, Giám đốc Công ty TNHH SXTM thủy sản AFA, kiến nghị.

Kinh doanh có điều kiện

Nghị định 36/NĐ-CP về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra đã đưa nghề này trở thành một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, từ công tác quy hoạch đến việc tổ chức nuôi thương phẩm, chế biến, xuất khẩu đều phải tuân thủ các điều kiện nghị định đề ra. Cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương xác nhận việc đăng ký diện tích, sản lượng; đồng thời được chứng nhận và cấp mã số nhận diện. Đến ngày 31-12-2015, các cơ sở nuôi phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định pháp luật Việt Nam. Đối với DN chế biến, ngoài những quy định trước đây, nghị định lần này còn đưa ra điều kiện về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Cụ thể, tỷ lệ mạ băng không được vượt quá 10%; hàm lượng nước tối đa không vượt quá 83%. Trong công tác quy hoạch vùng nuôi, nhà máy chế biến phải tính đến nhu cầu của thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm ở thị trường trong và ngoài nước. Trong xuất khẩu, DN phải có cơ sở chế biến hoặc hợp đồng gia công, mua sản phẩm tại cơ sở có đủ điều kiện… “Nếu trước đây để quản lý ngành hàng này, có rất nhiều cơ quan tham gia thì nay Chính phủ giao về một đầu mối là Hiệp hội Cá tra Việt Nam quản lý. DN xuất khẩu bắt buộc phải nộp hồ sơ cho cơ quan này kiểm tra trước khi Hải quan thông quan. Đây là những cái mới trong nghị định lần này” - ông Nguyễn Trung Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang, cho biết.

“Chính phủ xác định cá tra là sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL, mà sản phẩm chủ lực lại không có thương hiệu, xuất khẩu với giá thấp… thì đâu còn là sản phẩm chủ lực. Việc lập lại trật tự hiện nay, tuy có chậm nhưng vẫn còn kịp. Chủ trương đúng nhưng việc thực thi phải hết sức nghiêm túc thì nghị định mới khả thi” - Thạc sĩ Vương Học Vinh, Trưởng khoa Thủy sản, Trường đại học An Giang, nhận định.

MINH HIỂN

 

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản khác:

31/12/2014

31/12/2014

30/12/2014

30/12/2014

29/12/2014

29/12/2014

29/12/2014

27/12/2014

26/12/2014

26/12/2014

Xem tiếp

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang