• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ngành thủy sản: Tổn thất sau thu hoạch cao do công nghệ thấp

Nguồn tin: Kinh Tế Sài Gòn, 30/03/2014
Ngày cập nhật: 2/4/2014

Ngành thủy sản đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt kim ngạch xuất khẩu từ 8-9 tỉ đô la Mỹ, đóng góp 30-35% tổng sản lượng nông nghiệp. Tuy vậy, ngành này vẫn đang đối diện với vấn đề tổn thất sau thu hoạch cao do khoa học công nghệ chưa cải tiến.

Tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chiến lược phát triển thủy sản và triển khai đề án tái cơ cấu ngành thủy sản đến 2020 theo hướng gia tăng giá trị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) tổ chức tại Phú Yên vào ngày 30-3, đại diện Bộ NN-PTNT cho biết, những chỉ tiêu mà ngành thủy sản đặt ra trong giai đoạn 2011-2015 đều đã đạt được.

Cụ thể, sản lượng cá tra đặt ra là 1,14 triệu tấn vào năm 2015 nhưng trong năm 2013 sản lượng đã đạt 1,15 triệu tấn; tương tự kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 là 6,5 tỉ đô la Mỹ nhưng đến năm 2013 kim ngạch đã đạt 6,7 tỉ đô la, tăng 200 triệu đô la Mỹ so với chỉ tiêu.

Năm 2013, ngành thủy sản đóng góp 18,5% vào tổng sản lượng lĩnh vực nông nghiệp.

Tuy nhiên, vấn đề mà ngành thủy sản đang phải đối diện trong những năm qua và cả trong thời gian tới là làm sao nâng cao giá trị gia tăng cho các mặt hàng thủy sản, giảm tổn thất sau thu hoạch.

Theo Tổng cục Thủy sản, Bộ NN - PTNT, hiện cả nước đang có 61.000 tàu cá dưới 20 CV (sức ngựa) và 38.000 tàu cá từ 20 CV đến dưới 90CV, còn tàu trên 90CV là 26.000 chiếc. Tuy nhiên, 100% tàu khai thác thủy sản là vỏ gỗ, không có hầm đông bảo quản thủy sản sau khi đánh bắt mà ngư dân chỉ dùng nước đá để làm lạnh thủy sản hoặc phơi khô nên thủy sản đánh bắt chỉ có thể tiêu thụ nội địa, xuất khẩu bị hạn chế do chất lượng không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu.

Thực tế, những năm qua, tổn thất sau thu hoạch của ngành thủy sản cao một phần do kinh phí đầu tư cho khoa học công nghệ thấp.

Cụ thể, trong giai đoạn 2010-2013, thủy sản đóng góp 27 - 29% giá trị sản lượng nông nghiệp nhưng đầu tư cho nghiên cứu khoa học thủy sản chiếm hơn 11% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học của toàn ngành nông nghiệp. Không chỉ vậy, kinh phí đầu tư sự nghiệp kinh tế thủy sản chỉ có hơn 7%, thấp nhất so với các ngành thủy lợi, lâm nghiệp, nông nghiệp.

Ngọc Hùng

 

Các tin chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản khác:

31/12/2014

31/12/2014

30/12/2014

30/12/2014

29/12/2014

29/12/2014

29/12/2014

27/12/2014

26/12/2014

26/12/2014

Xem tiếp

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang