• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Heo bơm nước lại hoành hành

Nguồn tin: Người Lao Động, 29/09/2014
Ngày cập nhật: 1/10/2014

Do giá heo tại các trại chăn nuôi tăng cao nên nạn bơm nước vào heo hơn 2 tháng qua bùng phát rất mạnh

Nhiều thương lái heo làm ăn nghiêm túc khu vực miền Đông, bức xúc tình trạng bơm nước vào heo để tăng trọng đang diễn ra hết sức nghiêm trọng. Cách làm này đã đẩy những người kinh doanh thịt heo chân chính, bảo đảm chất lượng trong nhiều tháng qua bị lỗ nặng, thậm chí có người phải phá sản (một số người khác vì miếng cơm manh áo cũng đã phải chuyển sang hình thức bơm nước vào heo để tồn tại).

Lời khủng

Những năm trước, người chăn nuôi heo thường bán với giá dưới giá thành. Dịch bệnh làm cho người tiêu dùng ngại sử dụng thịt heo, càng khiến giá xuống thấp. Người chăn nuôi lỗ nặng, nhiều người phải chuyển nghề hoặc giảm đàn mạnh dẫn đến nguồn cung không còn dồi dào. Nay nhu cầu tiêu thụ thịt heo trên thị trường ổn định trở lại, trong khi nguồn cung vẫn còn hạn chế nên giá tại trại chăn nuôi tăng mạnh.

Heo bơm nước đang chờ giết mổ

Giá heo ở trại chăn nuôi tăng nhanh, trong khi giá bán trên thị trường lại tăng chậm hơn nên khâu trung gian không còn lãi nhiều như trước. Giá heo hiện nay tại các trại chăn nuôi ở khu vực miền Đông từ 52.000 - 57.000 đồng/kg, người nuôi heo đang có mức lãi khá cao do giá thành chăn nuôi dao động từ 40.000 - 45.000 đồng/kg.

Để bù đắp khoảng thiếu hụt này, thương lái tổ chức bơm nước vào heo để tăng trọng, với mỗi kg tăng thêm họ được hưởng hơn 50.000 đồng. Thông thường 1 con heo sau khi bơm nước vào sẽ tích nước khoảng 4 - 5 ký. Như vậy thương lái sẽ kiếm thêm khoảng 200.000 đồng/con. Một thương lái mỗi ngày tiêu thụ từ 40 con cho đến 400 con. Như vậy, 1 thương lái tiêu thụ 100 con sẽ bỏ khoảng 20 triệu đồng/ngày.

Bơm khắp nơi

Theo giới kinh doanh heo, hiện thịt bán trên thị trường thời gian gần đây chiếm khoảng 80% - 90%. Tức người tiêu dùng khó có thể mua được thịt heo sạch. Nạn bơm nước heo hiện nay có thể nói là phổ biến. Heo sau khi thu gom tại các trại, họ sẽ tập kết về một điểm nào đó để thực hiện bơm nước từ 3 - 4 lần, làm tăng trọng lượng khoảng 5 kg.

Heo vận chuyển trên đường sẽ được bơm nước từ 2 - 3 lần (nếu bơm nhiều heo sẽ chết trên đường vận chuyển), tăng trọng khoảng 3 kg.

Heo nái được bơm nước để tạo ra sản phẩm đẹp hơn

Trước đây, nạn bơm nước vào heo chỉ diễn ra ở khu vực miền Tây, thì nay nó lan sang các tỉnh miền Đông. Ông Trần Thanh Tùng, một lái heo lâu năm, cho biết heo ở Đồng Nai, Bình Dương trước đây chỉ biết đến nạn sử dung thuốc tăng trọng. Thời gian qua cơ quan chức năng vào cuộc xử lý nên hạn chế được tình trạng này. Tuy nhiên, thương lái khu vực miền Đông gần cả năm nay làm ăn không còn suôn sẻ như trước, mối lái giảm dần do nhiều thương lái ở miền Tây (chủ yếu từ Bến Tre) lên TP HCM tổ chức thu mua heo ở khu vực miền Đông để giết mổ, với giá bán ra thị trường thường thấp hơn một vài giá do họ sử dụng “công nghệ” bơm nước.

Để “cạnh tranh”, các thương lái ở TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai “bắt tay” vào việc trang bị công nghệ bơm nước. Tình trạng bơm nước hiện nay không còn đơn lẻ nữa mà đã trở nên phổ biến, phần lớn các lái heo đều tham gia bơm nước để cung cấp cho thị trường TP HCM.

Heo được lái thu gom từ trại chăn nuôi, hộ gia đình được tập kết về “lán”, vựa tập trung ở khu vực Trảng Bom, Long Thành (Đồng Nai) và vùng giáp ranh Biên Hòa và Long Thành để tổ chức bơm nước. Một số lái khác không có vựa thì tổ chức bơm nước dọc đường bằng cách bơm ngay trên xe tải. Heo bơm nước sẽ được đưa về các lò giết mổ ở TP HCM để tổ chức giết mổ.

Được biết, có gần chục lái heo ở miền Tây lên TP HCM để tổ chức giết mổ heo. Ban đầu, họ thu mua heo ở miền Đông về

TP HCM thuê lái gia công giết mổ tại các lò. Chỉ sau vài ba tháng họ đứng ra thuê luôn ô trong các lò ở TP HCM để tổ chức giết mổ heo bơm nước. Giới kinh doanh heo cho rằng tình trạng heo bơm nước hiện nay rất phổ biến, cơ quan chức năng, thú y TP HCM đều biết nhưng không hiểu vì lý do gì mà vẫn chưa được xử lý nghiêm.

Thông thường heo bơm nước từ nguồn nước không an toàn vệ sinh, nước bẩn ngấm vào thịt dễ dẫn đến nhiễm vi sinh vật, trong đó có nhiễm khuẩn E.coli, kim loại nặng. Thịt bị bơm nước khi nấu sẽ chảy nhiều nước bẩn ra nồi, sử dụng thức ăn này sẽ dễ dẫn đến các bệnh về đường ruột.

NGUYỄN HẢI

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
27/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang