• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ: Chưa chú ý phòng dịch cho vật nuôi

Nguồn tin: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, 09/09/2014
Ngày cập nhật: 10/9/2014

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xuất hiện bệnh cúm gia cầm và bệnh lở mồm long móng (LMLM) ở một số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.Một trong những nguyên nhân chính xảy ra bệnh là do người chăn nuôi còn thờ ơ với công tác phòng chống dịch, đặc biệt là việc tiêm phòng vắc xin trên đàn gia súc, gia cầm.

Cán bộ thú y tiêm phòng vắc xin bệnh heo tai xanh cho đàn heo trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian qua, ngành thú y đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trong việc lựa chọn giống vật nuôi như phải có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm dịch… Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều hộ gia đình chưa tuân thủ các quy định về tiêm phòng, né tránh khi có đợt tiêm theo định kỳ. Vì vậy, một số bệnh trong chăn nuôi đến nay vẫn còn xảy ra trong phạm vi nhỏ.Ngay từ đầu năm 2014, cúm gia cầm cũng đã xuất hiện tại một số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh. Mới đây, giữa tháng 8-2014, tại xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) xuất hiện bệnh LMLM trên đàn bò.Trước đó bệnh LMMM cũng đã xuất hiện tại xã Suối Nghệ (huyện Châu Đức).

Sau khi bệnh LMLM xảy ra tại xã Phước Thuận, ngành thú y đã phát hiện đàn bò phát bệnh không rõ nguồn gốc và chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh LMLM.... Theo ông Nguyễn Thành Trung, Phó trạm thú y huyện Xuyên Mộc, nguyên nhân khiến dịch bệnh tái phát một phần là do người dân chưa ý thức trong tiêm phòng vật nuôi theo đúng quy trình, quy định. Khi xảy ra bệnh mới tiêm đối phó hoặc chờ đợt tiêm miễn phí để hạn chế chi phí. Chính vì tiêm phòng không đúng quy trình nên hiệu quả phòng bệnh không cao. Mặt khác, với quan niệm tiêm phòng làm cho vật nuôi chậm lớn, ảnh hưởng đến sinh sản, nhiều hộ gia đình không cho cán bộ thú y tiêm phòng cho vật nuôi. Anh Trần Văn Hưởng, ở xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) cho biết, hàng ngày gia đình anh vẫn thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh chuồng trại, nhưng do sợ ảnh hưởng đến việc sinh sản của bò cái nên 2 năm nay gia đình anh không thực hiện tiêm phòng, đến khi đàn bò 5 con phát bệnh LMLM (ngày 18-8-2014) thì đã quá muộn. Cạnh nhà anh Trần Văn Hưởng, đàn bò gia đình anh Huỳnh Văn Thật cũng chưa được tiêm phòng. Theo anh Thật, đàn bò nhà anh có 8 con, trong đó có 5 con bò cái đang chuẩn bị sinh, nên tiêm phòng sẽ làm “nóng sữa”, ảnh hưởng đến bò con. Thống kê của UBND xã Phước Thuận cho thấy, toàn xã hiện có hơn 1.500 con bò. Theo kế hoạch tiêm phòng vắc xin LMLM của Chi cục Thú y, hàng năm, xã Phước Thuận đều thực hiện 2 đợt tiêm phòng chính và các đợt tiêm phòng bổ sung cho đàn bò mới nhập về. Tuy nhiên, công tác tiêm phòng gặp nhiều khó khăn do không có sự hợp tác từ phía các hộ gia đình chăn nuôi. Bình quân hàng năm, việc tiêm phòng LMLM trên đàn bò chỉ đạt từ 50-60%. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc bùng phát bệnh LMLM.

Kết quả khảo sát hàng năm của Chi cục Thú y, đàn thủy cầm của tỉnh mang trùng vi rút cúm H5N1, nhất là đàn ngan con nguồn gốc tại địa phương có tỷ lệ lưu hành vi rút cao. Nguyên nhân của tình trạng này được xác định là do từ năm 2004 đến năm 2013, BR-VT không bắt buộc phải tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm. Vì vậy, trong khoảng 9 năm qua, người chăn nuôi đã “quên” đi lợi ích của việc tiêm phòng và nhiều hộ chăn nuôi bỏ việc tiêm phòng để tiết kiệm chi phí. Tại xã Long Mỹ (huyện Đất Đỏ),trong tổng số khoảng 130.000 gia cầm chỉ có đàn vịt được hỗ trợ tiêm phòng dịch cúm, còn đàn gà nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình hầu như không được tiêm phòng bởi người nuôi phải tự bỏ chi phí. Theo đánh giá chung của các trạm thú y trên địa bàn tỉnh, đây chính là nguy cơ tái phát dịch cúm rất lớn.

Để dịch bệnh trên vật nuôi của người chăn nuôi không tái phát, ngoài những giải pháp mà ngành thú y đang triển khai, việc giải thích cặn kẽ cho người chăn nuôi việc tiêm phòng là rất cần thiết. Khuyến cáo của ngành thú y cũng cho thấy, tiêm vắc xin không ảnh hưởng đến sự phát triển gia súc, gia cầm. Đây chính là giải pháp hướng đến việc tiêm phòng được triển khai tự nguyện nhằm bảo đảm dịch bệnh không tái phát từ hoạt động chăn nuôi.

QUANG ĐẠT

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
27/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang