• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gà đồi Yên Thế trượt dốc!

Nguồn tin: Báo Công Thương, 17/08/2014
Ngày cập nhật: 19/8/2014

Một vùa vải bội thu là niềm vui lớn với người dân các vùng trồng vải ở Lục Ngạn. Ngược lại “180 độ”, người dân vùng Yên Thế đang phải than ngắn, thở dài với những đàn “gà đồi Yên Thê”- thương hiệu mà cả chính quyền và nông dân cố công gây dựng mấy năm qua với nhiều kỳ vọng.

Số là, khoảng tháng 11/2012, trước Tết Nguyên đán không lâu, Hà Nội với Bắc Giang ký kết chương trình tiêu thụ 5 triệu con gà đồi Yên Thế và cùng nhau ráo riết triển khai thực hiện. Khi đó, gà đồi Yên Thế tiến về Hà Nội là chuyện thời sự “nóng rẫy”. Giá gà đồi Yên Thế dịp Tết Quý Tỵ 2013 lên đến 70.000- 80.000 đồng/kg gà lông. “Hiệu ứng” của chương trình đã khiến người nuôi háo hức, mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư tái đàn, kỳ vọng Tết Giáp Ngọ 2014 sẽ tiêu thụ tương tự hoặc hơn Tết trước.

Ác nỗi, cuối năm 2013, gà trắng của Thái Lan nuôi tại Việt Nam tăng đột biến, giá bán rẻ, đồng thời đùi gà Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam số lượng lớn, khiến giá gà đồi Yên Thế liên tục giảm.

Tuy vậy, người dân Yên Thế vẫn hăm hở nuôi số lượng lớn, hậu quả là cung vượt cầu, gà đồi Yên Thế thảm bại nặng nề trong dịp Tết Giáp Ngọ 2014. Và từ đó, người nuôi ở Yên Thế cứ “buồn” mãi hết lứa gà này đến lứa gà khác. Hiện nhiều hộ gia đình ở Yên Thế như “ngồi trên lửa” với số tiền vay ngân hàng hàng trăm triệu đồng chưa biết lấy gì để trả, nguy cơ nợ xấu đã hiện hữu.

Còn nhiều nguyên nhân khác khiến gà đồi Yên Thế “trượt dốc” thê thảm như: Không tính đến yếu tố mùa vụ trong chăn nuôi; giá thức ăn chăn nuôi quá cao; xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu chưa tốt... Song, có lẽ điều đáng quan tâm nhất là vai trò của chính quyền địa phương.

Những câu hỏi đặt ra: Trước khi ký kết chương trình 5 triệu con gà đồi Yên Thế, gà tiêu thụ vẫn diễn ra bình thường dù không nhiều, không có biến động lớn về giá, người dân không có gánh nặng nợ ngân hàng, nhưng hậu chương trình thì sao? Đến thời điểm khó khăn này, trách nhiệm của các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách, dự báo thị trường thế nào?...

Lại thêm một ví dụ điển hình cho tình trạng làm nông nghiệp tự phát, manh mún, không có quy hoạch. Thiệt hại cuối cùng vẫn đè nặng lên vai người nông dân!

Trần Phương

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
27/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang