• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng Nai xuất khẩu thức ăn chăn nuôi

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 06/08/2014
Ngày cập nhật: 11/8/2014

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của các doanh nghiệp trong tỉnh tăng khá tốt. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong suốt 7 tháng đầu năm. Thị trường xuất khẩu cũng đang được mở rộng đến hơn 10 quốc gia.

Một công ty ở huyện Cẩm Mỹ sản xuất thức ăn chăn nuôi xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc.

Từ trước đến nay, lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Đồng Nai chỉ bán cho chăn nuôi nội địa. Nhưng 2 năm gần đây, thức ăn chăn nuôi đã bắt đầu có tên trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu. Đây cũng là một bước ngoặt mới của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

* Chen chân vào thị trường khó tính

Từ đầu năm đến nay, nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã xuất khẩu sang 13 nước trên thế giới, chủ yếu là thị trường châu Á. Quốc gia duy nhất không phải châu Á nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam là Mỹ. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến giữa tháng 7, kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi đạt gần 230 triệu USD. Các quốc gia nhập khẩu sản phẩm này, như: Trung Quốc (có kim ngạch lớn nhất, hơn 62 triệu USD), tiếp đến là Campuchia (gần 46 triệu USD), Malaysia (trên 26 triệu USD), Ấn Độ (gần 9 triệu USD), Bangladesh (1,8 triệu USD), Thái Lan (gần 1,4 triệu USD). Một số quốc gia phát triển như Nhật Bản cũng nhập khẩu gần 20 triệu USD, Hàn Quốc gần 10 triệu USD và Mỹ gần 800 ngàn USD. Việc thức ăn chăn nuôi xâm nhập được vào những thị trường khó tính, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước.

Thức ăn chăn nuôi được các doanh nghiệp (DN) ở Đồng Nai xuất khẩu gồm có: cám bột, viên cho heo, gà, thủy cầm và thức ăn dạng thô ủ lên men cho bò sữa, bò thịt. Ông Hồ Sáu, Giám đốc Công ty cổ phần Việt Nông Lâm (huyện Trảng Bom), cho biết: “Công ty chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi từ thân bắp tươi và một số nguyên liệu khác để xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc. Sản phẩm của công ty được thị trường này chấp nhận và đặt hàng với số lượng lớn, lên đến cả ngàn tấn/tháng”. Ngoài ra, trong tỉnh có khoảng 4-5 công ty khác cũng đang sản xuất thức ăn chăn nuôi từ thân bắp, các phế phẩm trong nông nghiệp để xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản...

* Tính ổn định chưa cao

Ông Phạm Đức Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho rằng xuất khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi của Việt Nam hiện nay có một lượng nguyên liệu xuất khẩu theo dạng tạm nhập tái xuất. Một số DN nhập khẩu các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi về sau đó tái xuất sang một nước khác, không phải theo hình thức chế biến xong xuất khẩu thành phẩm. Quốc gia được đánh giá là có tiềm năng xuất khẩu thức ăn chăn nuôi tốt nhất của Việt Nam hiện nay là Campuchia. Tuy nhiên, theo ông Bình thì các DN cũng chỉ xuất khẩu được sang quốc gia này sản phẩm là cám đậm đặc (loại cám dùng để pha trộn). “Hiện đã có nhiều DN xây dựng nhà máy tại Campuchia để sản xuất thức ăn chăn nuôi, vì nếu DN trong nước xuất khẩu cám thành phẩm thông thường sang đây với mức chi phí vận chuyển như hiện nay rất khó cạnh tranh, trong khi đó nhiều nguyên liệu ở Campuchia sản xuất được” - ông Bình nói.

Điều ông Bình chia sẻ hoàn toàn hợp lý, đơn cử những DN sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn, như: Công ty cổ phần Việt - Pháp (Proconco) cũng đã nhanh chân nhảy vào thị trường này, xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu của ngành chăn nuôi tại Campuchia. Ông Nguyễn Văn Nhật, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Việt - Pháp, cho biết tại Campuchia mỗi năm nhà máy ở đây sản xuất hơn 30 ngàn tấn thức ăn chăn nuôi các loại cho thị trường này. Về xuất khẩu thành phẩm thức ăn chăn nuôi của Proconco, ngoài việc tổ chức sản xuất tại Campuchia hiện DN mới cung cấp một lượng nhỏ sản phẩm được bán sang thị trường Lào qua cửa khẩu Cầu Treo (tỉnh Hà Tĩnh), chủ yếu là cám dành cho thủy cầm. Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cũng đã xây dựng nhà máy chế biến để cung cấp ở 2 thị trường Campuchia và Lào.

Theo các nhà sản xuất, việc xuất khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi của Việt Nam tính ổn định chưa được cao cũng bởi nguồn nguyên liệu để sản xuất phần lớn hiện nay là nhập khẩu. Các nguyên liệu phải nhập khẩu với số lượng lớn, như: bắp, đậu tương, chất đạm…

Vân Nam

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
27/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang