• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tuyên Quang: Quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi còn nhiều khó khăn

Nguồn tin: Báo Tuyên Quang, 19/07/2014
Ngày cập nhật: 21/7/2014

Quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi là biện pháp hữu hiệu trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện nay công tác này của ngành chức năng Tuyên Quang đang gặp khó khăn bởi nguồn giống phục vụ chăn nuôi không bảo đảm và kết quả công tác tiêm phòng hằng năm cho đàn gia súc, gia cầm vẫn đạt thấp.

Giống là khâu then chốt, quyết định phần lớn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi an toàn, sạch bệnh. Tuy nhiên việc sản xuất giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh lại chưa đáp ứng nhu cầu và công tác kiểm soát giống chăn nuôi lại chưa được chặt chẽ. Toàn tỉnh mới có 8 cơ sở sản xuất con giống, trong đó có 1 cơ sở của Công ty cổ phần Giống vật tư nông nghiệp còn lại là cơ sở tư nhân, chủ yếu là giống nội có năng suất, chất lượng thấp, nhưng cũng mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu, trong khi đó tỉnh ta chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán tại các gia đình.

Giống gia cầm chưa qua kiểm dịch bày bán tại chợ Hùng Lợi (Yên Sơn). Ảnh: Lý Thịnh

Thiếu nguồn giống, buộc cá tổ chức, cá nhân phải lấy giống từ các nơi khác về và thường thì chỉ có những trang trại, gia trại lớn mới quan tâm đến chất lượng giống và khép kín quy trình sản xuất, còn những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì gần như rất ít chú ý đến nguồn giống. Thực tế đã cho thấy, người dân mua giống trôi nổi trên thị trường rất khó kiểm soát chất lượng, dịch bệnh. Qua theo dõi nhiều năm của Chi cục Thú y tỉnh, dịch bệnh trên đàn vật nuôi thường bùng phát và lây lan ở chính các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu sự chăm sóc và quản lý dịch bệnh. 6 ổ bệnh cúm gia cầm (H5N1) được phát hiện trong 6 tháng đầu năm tại 6 xã thuộc các huyện Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn đã cho thấy điều đó. 7 hộ bị thiệt hại vì dịch cúm vừa qua đều quá chủ quan trong khâu đầu tư giống, con giống để chăn nuôi đều được mua gom từ các chợ nông thôn không biết nguồn gốc giống. Cùng đó, công tác tiêm phòng các loại vắc xin phòng, chống các bệnh dịch cũng chưa được chú trọng, rất ít năm đạt kế hoạch đề ra. Cụ thể vụ xuân hè 2014, số đàn trâu tiêm vắc xin lở mồm long móng đạt 83,7%; tiêm vắc xin tụ huyết trùng đạt 75,2%. Đàn bò tiêm vắc xin lở mồm long móng đạt 74,5%, tiêm vắc xin tụ huyết trùng đạt 55,6%. Đàn lợn tiêm vắc xin lở mồm long móng đạt 23,8%... Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi không đạt kế hoạch nguyên nhân chính vẫn là do người chăn nuôi chưa tự giác trong công tác phòng chống dịch, chỉ khi nào dịch bệnh xảy ra, vật nuôi ốm, chết, người chăn nuôi mới tiêm phòng... tuy nhiên, khi vật nuôi đã nhiễm bệnh thì việc tiêm phòng sẽ không còn tác dụng. Tỉnh đã có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi trong công tác tiêm phòng, đó là tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, các xã ATK người chăn nuôi được hỗ trợ các loại vắc xin tiêm phòng thông thường cho gia súc, gia cầm.

Chi Cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Nguyễn Văn Công cho biết, để công tác tiêm phòng đạt hiệu quả, một số huyện gồm: Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa, Nà Hang, Lâm Bình đã chủ động phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên hỗ trợ lực lượng sinh viên cho các xã trên địa bàn triển khai tiêm phòng. Tuy nhiên phần lớn người chăn nuôi vẫn còn có tư tưởng chủ quan, do trên địa bàn không có dịch bệnh xảy ra, nên chưa chủ động chấp hành việc tiêm phòng bắt buộc vắc xin phòng bệnh. Công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục người chăn nuôi chấp hành tiêm phòng của chính quyền cơ sở, hệ thống thú y chưa hiệu quả. Cùng với đó là chính quyền một số xã chưa quan tâm, tập trung chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm trong mùa vụ tiêm phòng, chưa kiên quyết xử lý đối với những trường hợp không thực hiện...

Đoàn Thư

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
27/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang