• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hoà Bình: Bảo tồn giống lợn bản địa

Nguồn tin: Báo Hoà Bình, 14/06/2014
Ngày cập nhật: 16/6/2014

Lợn bản địa là giống thuần chủng được các dân tộc Mường, Dao trong tỉnh Hoà Bình chăn nuôi đã từ lâu đời. Đặc điểm của giống lợn này có lông dày - xù, tai nhỏ, chân nhỏ, mõm dài - thon gọn, khả năng tăng trọng và sinh sản thấp, khối lượng cơ thể nhỏ, thời gian nuôi kéo dài, chịu được kham khổ, chống chịu được thời tiết khí hậu thay đổi bất thường, đặc biệt là chất lượng thịt thơm ngon, dễ chế biến, được nhiều người ưa chuộng, đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Người dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) duy trì nghề chăn nuôi lợn bản địa, tăng thu nhập cho hộ gia đình.

Theo đồng chí Phạm Vinh Xương, Chi cục phó Chi cục Thú y: Cũng như các giống lợn bản địa khác, lợn bản địa Hòa Bình đang trong tình trạng báo động về quản lý con giống, chất lượng giống cận huyết, đồng huyết do lợn tự phối giống lẫn nhau trong cùng bầy đàn. Số lượng lợn bản địa thuần bị giảm đi nghiêm trọng và có nguy cơ mất giống do sự lai tạp giao thoa với các giống lợn khác. Thêm vào đó là những báo động về dịch bệnh đe dọa và phương thức nuôi lạc hậu, không có sự kiểm soát. Tuy rằng nhiều xã vùng sâu, xa, cao của tỉnh vẫn còn bảo tồn giống lợn bản địa nhưng việc nuôi chỉ mang tính tự cung, tự cấp. Vấn đề xây dựng và giữ thương hiệu vẫn chưa được quan tâm để phát triển sản xuất một cách bền vững, hiệu quả.

Với số lượng thống kê ước gần 30.000 con, lợn bản địa phân bố chủ yếu ở các xã vùng cao của 11 huyện, thành phố, nhiều nhất ở huyện Đà Bắc với 14.350 con, Cao Phong có 7.140 con chủ yếu tại xã Yên Thượng, Yên Lập, Thung Nai, Nam Phong, Dũng Phong, Xuân Phong; Kim Bôi 2.245 con tập trung ở xã Đú Sáng, Bình Sơn, Bắc Sơn, Hạ Bì. Vài năm gần đây trong tỉnh xuất hiện những hộ, nuôi lợn bản địa quy mô nhỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Không ít hộ đã chuyển từ nuôi lợn lai sang nuôi lợn bản địa, từ phương thức nhỏ sang phương thức lớn để cung cấp nhiều sản phẩm cho thị trường. Một số xã Cao Sơn (Đà Bắc) đã đưa chăn nuôi lợn bản địa vào Nghị quyết trong kế hoạch phát triển kinh tế của xã, coi đây là mũi nhọn đột phá trong phát triển kinh tế. Bằng hướng đi này đã tận dụng được thế mạnh về giống, đất đai vườn đồi rộng và cách nuôi phù hợp với người dân. Từ đó xuất hiện và hình thành nhiều gia trại chăn nuôi lợn bản địa thả rông có sự quản lý đem lại thu nhập cao như hộ anh Khương Đức Thụ ở xóm Sèo, xã Cao Sơn, Trần Viết Ngân ở xóm Chu, xã Trung Minh (thành phố Hòa Bình)…

Có một thực tế là tập quán thả rông là phương thức chăn nuôi truyền thống đối với giống lợn bản địa tạo cho chúng khả năng tự kiếm thức ăn, tự đấu tranh sinh tồn với cuộc sống hàng ngày. Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, thú y, phòng - chống dịch bệnh chưa được chú ý nhiều, đặc biệt đối với vùng sâu, xa. Do đó, năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi của giống lợn này chưa ổn định. Nhằm bảo tồn, tiến tới khai thác, phát triển giống lợn bản địa Hòa Bình, Viện Chăn nuôi (Bộ NN & PTNT), tổ chức Jica Nhật Bản đang phối hợp với ngành NN & PTNT tỉnh ta xúc tiến xây dựng và triển khai dự án Thành lập ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa của tỉnh Hòa Bình nói riêng và của Việt Nam nói chung nhằm phát triển hệ thống chăn nuôi lợn bền vững bảo vệ đa dạng sinh học. Dự án hướng tới các mục tiêu hỗ trợ cụ thể, trong đó có hỗ trợ kỹ thuật, thức ăn, hỗ trợ quảng bá thương hiệu sản phẩm hàng hóa. Hy vọng rằng trong tương lai gần, dự án được tổ chức, thực hiện tại tỉnh sẽ góp phần bảo tồn giống lợn bản địa tại địa phương, phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm và nâng cao chất lượng của giống, khai thác có hiệu quả cung cấp sản phẩm sạch, có chất lượng cao cho thị trường trong, ngoài nước. Đồng thời giúp định hướng phát triển, xây dựng thương hiệu cho giống lợn bản địa Hòa Bình. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu tìm ra các PERV tồn tại trong nguồn gen giống lợn bản địa nuôi dân dã của tỉnh. Đây là một dạng tế bào gốc để cấy ghép thay thế một số bộ phận của con người trong tương lai.

Bùi Minh

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
27/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang