• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Hiệu quả từ mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo

Nguồn tin: An Giang, 09/06/2014
Ngày cập nhật: 10/6/2014

Năm 2013, từ nguồn kinh phí sự nghiệp của Trung tâm Khuyến nông An Giang, Trạm Khuyến nông Thị xã Tân Châu đã triển khai thực hiện trình diễn mô hình “Sử dụng chế phẩm sinh học BALASA-N01 làm đệm lót lên men trong chăn nuôi heo thịt” tại chuồng nuôi của anh Lý Minh Luận, ngụ ấp Phú Hưng, xã Phú Vĩnh, TX. Tân Châu.

Theo anh Luận, thì trước đây anh không thể nào tin là việc nuôi heo không cần tắm mà không gây mùi hôi cho chuồng nuôi và lại có hiệu quả cao. Nhưng qua đợt nuôi trình diễn với sự hỗ trợ từ Trạm Khuyến nông Tân Châu, anh chia sẻ: “Đây là mô hình rất hiệu quả trong chăn nuôi heo. Vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí chăn nuôi nhưng vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Điều đặc biệt là mặc dù không phải tắm rửa nhưng đàn heo vẫn phát triển khỏe mạnh, da thịt bóng hồng, ít bệnh, không còn xuất hiện ruồi nhặng và giảm thiểu một cách hiệu quả mùi hôi bốc ra từ chuồng nuôi, không còn gây phiền hà cho những hộ lân cận”

Anh Hứa Long Sơn, cán bộ Trạm Khuyến nông Tân Châu cho biết: Mô hình nuôi heo trên nền đệm lót sinh học đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Kỹ thuật cũng khá dễ và thời gian sử dụng của đệm lót lâu nên người chăn nuôi sẽ dễ dàng áp dụng. Mô hình này giúp tiết kiệm được 60% công lao động, 60 - 80% chi phí điện, nước. Ngoài ra, do trên nền đệm lót có chứa hệ vi sinh có lợi nên khả năng tiêu hóa và sử dụng thức ăn của heo sẽ hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm khoảng 10% chi phí thức ăn và heo thịt khi xuất bán ra thị trường cho phẩm chất thịt ngon hơn so với cách nuôi trên nền xi măng truyền thống.

Nguyên liệu xây dựng đệm lót chủ yếu là trấu và mùn cưa. Chỉ cần 2 - 3 ngày sau khi thực hiện bố trí đệm lót là có thể thả heo vào nuôi. Tùy điều kiện mà có thể xây chuồng mới với nền đất hoặc cải tạo từ chuồng cũ, đều có thể nuôi được. Đối với những chuồng nuôi cũ, có nền là xi măng thì ta tiền hành đục mỗi lỗ rộng 10 cm, và cứ cách 20 – 30 cm đục một lỗ, mục đích giúp nước thoát tốt, tránh ứ đọng gây hư đệm lót.

Để đảm bảo đệm lót sử dụng được lâu, ta cần chú ý một số điều: Luôn giữ đệm lót đạt độ ẩm phù hợp, tuyệt đối không để chuồng bị đọng nước. Vào mùa nóng phải giữ chuồng thông thoáng hoặc có thể bố trí thêm hệ thống phun sương nhằm làm mát cho heo và giữ ẩm cho đệm lót, mật độ nuôi phù hợp là từ 1,8 m2/con.

Từ kết quả của mô hình trình diễn năm 2013, sang năm 2014 Trạm Khuyến nông Tân Châu đã tuyên truyền, phổ biến nhân rộng và hướng dẫn người dân kỹ thuật xây dựng, thiết kế chuồng nuôi trên nền đệm lót sinh học và đến nay mô hình này đã nhân rộng ra thêm được 4 hộ ở các xã phường khác như Long Hưng, Long Châu, Long An và Vĩnh Xương.

Một trong những hộ nhiệt tình áp dụng mô hình sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót trong chăn nuôi heo thịt là anh Nguyễn Quốc Thắng ở phường Long Châu. Anh Thắng cho biết thêm: “Trước đây, do nuôi với qui mô hộ gia đình, tận dụng phần đất trống phía sau nhà nuôi heo, do mùi hôi từ chuồng nuôi sinh ra nên đã gây không ít phiền hà cho bà con xung quanh. Nhưng từ khi tiến hành nuôi theo mô hình đệm lót sinh học, thì hầu như đã giải quyết được một cách hữu hiệu việc ô nhiễm không khí cũng như chất thải do heo thải ra. Đồng thời cũng tiết kiệm được công lao động về chăm sóc, tắm heo, rửa chuồng từ đó giúp tôi có thêm nhiều thời gian rãnh để làm những công việc khác”.

Trước tình hình diễn biến của dịch bệnh ngày càng tăng và giá thức ăn cũng như giá heo hơi luôn có nhiều biến động, gây không ít khó khăn cho người chăn nuôi, thì mô hình đệm lót sinh học được xem là một mô hình thích hợp, giúp người chăn nuôi tiết kiệm được nhiều chí phí đầu tư cho một đợt nuôi, như giảm chi phí: điện, nước, thức ăn, công lao động, thuốc thú y... Từ đó, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường, phù hợp với định hướng phát triển chăn nuôi bền vững và góp phần thực hiện tiêu chí về vệ sinh môi trường của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Quang Bình

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
27/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang