• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hướng thoát nghèo bền vững ở Phú Yên

Nguồn tin: VGP, 02/06/2014
Ngày cập nhật: 4/6/2014

Không chỉ ở thành công ở vùng đồng bằng, mô hình chăn nuôi bò giảm nghèo được người dân ở các huyện miền núi Phú Yên áp dụng hiệu quả, mang lại thu nhập cao.

Nuôi bò lai mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân xã Đa Lộc, huyện miền núi Đồng Xuân, Phú Yên. Ảnh: VGP/Thế Phong

Do việc chăm sóc đơn giản, ít dịch bệnh, thu lãi cao, những năm gần đây nhiều hộ dân ở xã An Phú, TP Tuy Hòa (Phú Yên) mạnh dạn đầu tư phát triển đàn bò lai, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Đổi hướng bước đầu

Bên cạnh cây lúa, đánh bắt thủy sản nhỏ lẻ, việc nuôi bò lai hiện đã trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của xã An Phú, và đang được khuyến khích phát triển.

Xã An Phú có tổng đàn bò khoảng 2.100 con, trong đó, bò lai chiếm hơn 85%, được nuôi tập trung tại các thôn Phú Lương, Phú Liên, Chính Nghĩa, Xuân Dục.

Bà Nguyễn Thị Kỷ (thôn Phú Lương) cho biết từ khi được Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh tập huấn, hướng dẫn phương pháp nuôi các giống bò lai để cải tạo đàn bò tại địa phương, gia đình bà bán hết bò cỏ, chuyển sang nuôi bò lai. Ban đầu, chỉ đủ vốn mua 2 con bò lai Brahman về nuôi, sau một thời gian đàn bò tăng lên 7 con, tổng giá trị khoảng 200 triệu đồng.

Không riêng gia đình bà Kỷ, ở xã An Phú, hầu như nhà nào cũng đầu tư chuyển đổi con giống từ bò cỏ sang bò lai để nuôi. Theo ông Ngô Tấn Sỹ, ở thôn Phú Lương, với kiến thức tích góp từ các lớp tập huấn nuôi bò vỗ béo lấy thịt, ông đã mạnh dạn đầu tư mua giống bò lai Zebu về nuôi và hiện đã phát triển lên 11 con. Ban đầu, ông Sỹ bỏ vốn mua bò giống 6 tháng tuổi, giá thành từ 17-20 triệu đồng/con về nuôi được 1 năm, xuất bán với giá từ 30-35 triệu đồng/con. Bình quân mỗi lứa bò, gia đình ông lãi gần 100 triệu đồng.

Cùng với nuôi bò thịt, người dân xã An Phú còn đầu tư nuôi bò cái sinh sản. Gia đình ông Đặng Văn Lưu, ở thôn Chính Nghĩa, đang nuôi 7 con bò cái, bình quân mỗi năm đẻ được 7 bê con. Nếu nuôi thêm 6 tháng nữa, mỗi con bê cũng có giá ít nhất từ 17-20 triệu đồng. Nhờ vậy, mà bình quân mỗi năm, gia đình ông Lưu thu nhập hơn 100 triệu đồng từ việc bán bê con.

“Với nhiều hộ dân ở xã An Phú, nghề nuôi bò lai đã mang lại nguồn thu nhập chính. Mọi chi tiêu lớn trong gia đình như xây nhà, mua xe mô tô, hay lo cho con cái ăn học đều trông vào đàn bò”, ông Dương Phước, thôn Phú Liên bộc bạch.

Theo kinh nghiệm của nhiều hộ dân, để nuôi bò hiệu quả, phải tuân thủ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, hạn chế thấp nhất rủi ro dịch bệnh. Ông Nguyễn Ngọc Nga, cán bộ thú y xã An Phú cho biết nhờ bà con có ý thức cao trong phòng ngừa dịch bệnh, đặc biệt là tiêm vắc xin lở mồm long móng cho bò, nên tỉ lệ tiêm phòng trên đàn bò của xã luôn đạt trên 90% tổng đàn. Vì vậy, nhiều năm trở lại đây, đàn bò của địa phương ít xảy ra dịch bệnh.

Người miền núi cũng thoát nghèo

Xã Đa Lộc, huyện miền núi Đồng Xuân, Phú Yên, có gần 1.000 hộ với 4.185 nhân khẩu sống rải rác ở 6 thôn, trong đó có 2 thôn đồng bào dân tộc thiểu số. Phần lớn hộ dân của xã thuộc diện hộ nghèo, đời sống khó khăn. Giải quyết vấn đề này, từ năm 2010, BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Phú Yên đã chọn xã Đa Lộc để triển khai thí điểm chăn nuôi bò sinh sản.

Dự án có 15 hộ nghèo tham gia với tổng số vốn đầu tư gần 150 triệu đồng từ ngân sách, mỗi hộ được hỗ trợ 10 triệu đồng mua bò giống.

Qua một thời gian triển khai, các hộ dân đều tích cực tham gia với hy vọng thoát nghèo, điển hình như trường hợp anh Đỗ Tấn Giao, ở thôn 1, xã Đa Lộc. Trước kia gia đình anh Giao là hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất. Với 10 triệu đồng vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội và được sự hỗ trợ từ mô hình nuôi bò sinh sản của tỉnh, anh Giao quyết định đầu tư con bò giống về nuôi. Sau 2 năm, con bò cho ra đời thêm một nghé con trị giá 20 triệu đồng. Không chỉ trả được nợ cho ngân hàng, gia đình anh Giao còn có thêm đồng vốn tái đầu tư mở rộng quy mô nuôi bò sinh sản đầy triển vọng.

Bà Phạm Thị Thùy Ngân, Phó chủ tịch UBND xã Đa Lộc cho biết: “Tất cả các hộ dân tham gia dự án nuôi bò sinh sản đều đăng ký thoát nghèo, nên chúng tôi rất yên tâm, phấn khởi. Qua thời gian triển khai, đến nay đàn bò đã sinh được 17 con bê, thu được 256 triệu đồng. Trong đó, một số bò cái được các hộ tiếp tục để lại nhân giống và phát triển thêm. Từ kết quả này, sắp tới mô hình sẽ được nhân rộng đến những hộ nghèo ở địa phương khác.

Theo đánh giá của ông Võ Văn Binh, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Phú Yên, qua dự án chăn nuôi bò tại xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân, đã góp phần tích cực vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tại địa phương.

Thế Phong

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
27/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang