• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bấp bênh với nghề chăn nuôi: Dịch bệnh, nỗi ám ảnh của người chăn nuôi

Nguồn tin: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, 30/05/2014
Ngày cập nhật: 31/5/2014

Cứ dịch bệnh là người chăn nuôi điêu đứng khi sản phẩm không tiêu thụ được bởi tâm lý người tiêu dùng lo sợ nên tẩy chay gia cầm và sản phẩm từ gia cầm. Đây chính là nguyên nhân khiến người chăn nuôi lâm vào tình trạng thua lỗ, có nhiều trường hợp còn tính đến phương án “treo chuồng”.

Người chăn nuôi không còn tự tin tái đàn vì thiếu vốn, sợ giá giảm và dịch bệnh trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng. Trong ảnh: Nguy cơ thiếu thịt heo vào dịp cuối năm nay là rất lớn khi phần lớn người chăn nuôi chưa tự tin tái đàn heo.

Sản phẩm không tiêu thụ được

Ngày 18-2-2014, ổ dịch cúm gia cầm xuất hiện tại một hộ chăn nuôi ở tổ 11, xã Hòa Hội (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) làm 250 con gia cầm chết và ngay sau đó, Chi cục Thú y tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai phòng dịch và tiêu hủy 700 con tại ổ dịch. Cũng t, ừ thời điểm này, thị trường gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn tỉnh bắt đầu lâm vào cảnh ế ấm. “Suốt từ khi dịch cúm gia cầm được phát hiện trên địa bàn tỉnh từ tháng 2-2014, người chăn nuôi gia cầm phải chạy ngược, chạy xuôi tìm đầu ra cho sản phẩm” - chị Võ Thị Hoa, một hộ nuôi gà quy mô nhỏ tại huyện Châu Đức biết. Theo chị Hoa, bình thường, trứng gia cầm giao động trong khoảng 20-25.000 đồng/chục, mỗi ngày những hộ chăn nuôi nhỏ cũng cho lãi khoảng 300.000 đồng và có mối đến tận nơi để lấy. Nhưng khi dịch cúm xuất hiện, thì nhiều hộ phải ôm trứng, ôm cả đàn gà thịt vì sức mua thấp dù sản phẩm được kiểm nghiệm và an toàn với người tiêu dùng.

Không chỉ người chăn nuôi, những tiểu thương buôn bán sản phẩm gia cầm tại các chợ cũng chịu nhiều tác động từ dịch cúm gia cầm. Chị Nguyễn Thị Lài, một tiểu thương ở chợ phường 11 (TP.Vũng Tàu) cho biết: Trong mùa dịch, việc buôn bán các sản phẩm gia cầm và chế biến từ gia cầm không thể bán được. Mặc dù có bảng cam kết với khách hàng là sản phẩm an toàn, nhưng ngay cả khách hàng quen thuộc cũng từ chối với lý do an toàn cho sức khỏe. “Gia đình tôi mới chăn nuôi quy mô nhỏ mà đã như ngồi trên đống lửa bởi bán thì không ai mua, còn bỏ chuồng cũng lỗ”- bà Nguyễn Thị Sáu, chủ hộ nuôi nhỏ lẻ tại xã Hắc Dịch (huyện Châu Đức) cho biết.

Đến thăm hộ chăn nuôi Trần Thị Lâm ở xã Hòa Bình (huyện Xuyên Mộc) khi hộ này đang chuẩn bị xuất bán khoảng 5.000 con gà công nghiệp trong mùa dịch, chị chia sẻ: Khi dịch cúm xuất hiện, gà, vịt không chỉ bị ế ẩm mà giá còn liên tục giảm mạnh có thời điểm xuống còn 25-30.000 đồng/kg. Với mức giá này, người chăn nuôi lỗ khoảng 7-8.000 đồng/kg và tính cả đàn gà 5.000 con thì gia đình chị đã mất trắng 100 triệu đồng. Còn theo giải thích của thương lái kinh doanh gia cầm, khi dịch cúm xuất hiện thì người tiêu dùng sợ nên không tiêu thụ được, việc vận chuyển ra khỏi địa phương cũng gắt gao hơn nên giá giảm. Và khi xuống đến mức giá 2.000 đồng/trứng vịt, giá gà công nghiệp 29.000 đồng/kg thì người chăn nuôi đang lỗ nặng.

Việc chọn thời điểm đang có dịch để tái đàn gia cầm để hưởng lợi từ việc gía con giống rẻ sẽ là lợi bất cập hại do nguy cơ lây lan dịch là rất lớn. Trong ảnh: Một hộ chăn nuôi thủy cầm quy mô nhỏ tại huyện Đất Đỏ.

Tăng cường thông tin truyền thông

Theo đánh giá của Sở NN-PTNT, khi dịch bùng phát cần có cái nhìn đúng, hiểu đúng về dịch. Thông thường, khi dịch xuất hiện người tiêu dùng và chăn nuôi chỉ nhìn về một hướng làm sao để ngăn ngừa dịch bùng phát bằng mọi cách. Nhưng lại “quên” đi việc tiêu thụ sản phẩm an toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe, chính điều này đã vô tình khiến cho người chăn nuôi thiệt đơn thiệt kép do không tiêu thụ được sản phẩm an toàn và bị người kinh doanh ép giá. Trong đợt dịch cúm gia cầm vừa xảy ra, Bộ NN-PTNT đã nhấn mạnh sẽ tăng cường truyền thông cho người tiêu dùng hiểu đúng và đủ về cúm gà để không gây tâm lý hoang mang, đây chính là giải pháp cần thiết nhằm tránh trường hợp người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm gia cầm sạch trong mùa dịch, đẩy người chăn nuôi vào tình cảnh đã khó lại càng khó thêm.

Theo Chi cục Thú y tỉnh, cúm gia cầm rất đáng sợ. Nhưng với gà, vịt, trứng, sản phẩm chế biến từ gia cầm… đã được tiêm phòng đầy đủ, kiểm dịch thì khả năng mang virus cúm hầu như bằng không. Những trường hợp nhiễm cúm gia cầm thường là những trường hợp tiếp xúc, va chạm với máu, phân… của gia cầm đã bị bệnh. Từ năm 2007 đến nay, tại Việt Nam cúm gia cầm đã xảy ra ở một vài nơi và nhiều tỉnh đã bùng phát thành dịch. Cúm gà quan trọng ra sao, triệu chứng nhiễm cúm và cách phòng chống như thế nào, sử dụng sản phẩm gia cầm đã kiểm dịch trong thời điểm này có nên hay không đó là thông tin người dân cần, chứ không phải việc cúm lan rộng là thông tin quan trọng. Vì vậy, tuyên truyền để người tiêu dùng không tẩy chay sản phẩm gia cầm trong mùa dịch là rất hữu ích. Bài học về thông tin truyền thông về chất tạo nạc sử dụng cho heo bị lạm dụng đã khiến ngành chăn nuôi heo điêu đứng, người chăn nuôi heo đã phải bán tống, bán tháo và kéo theo cơ nghiệp sụp đổ vẫn còn rất ý nghĩa. Cuối cùng, sự thật đã lộ rõ khi Chính phủ, nhà khoa học vào cuộc và phát hiện tỷ lệ sử dụng chất này rất ít, không đáng kể và hoàn toàn nằm trong giới hạn cho phép. Nhưng nhiều người nuôi heo đã trắng tay vì thông tin chất tạo nạc sử dụng rộng rãi trong ngành chăn nuôi.

Tiềm ẩn nguy cơ phát dịch cúm gia cầm từ hộ chăn nuôi quy mô nhỏ

Theo kết quả khảo sát hàng năm của Chi Cục thú y, đàn thủy cầm của tỉnh mang trùng virus cúm H5N1 cao, nhất là đàn ngan con (vịt xiêm) nguồn gốc tại địa phương có tỷ lệ lưu hành virut cao. Nguyên nhân của tình trạng này được xác định là do từ năm 2004 đến năm 2013, BR-VT là một trong 21 tỉnh, thành trong cả nước không bắt buộc phải tiêm phòng vaccine cúm gia cầm. Theo đó, tỉnh chỉ hỗ trợ tiêm phòng cho đàn thủy cầm dưới 2.000 con, còn đàn trên 2.000 con và đàn gà các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ phải tự tiêm phòng. Vì vậy, trong thời gian khoảng 9 năm qua người chăn nuôi đã “quên” đi lợi ích của việc tiêm phòng và nhiều hộ chăn nuôi bỏ việc tiêm phòng để tiết kiệm chi phí. Mặt khác, nhiều hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có quan niệm sai lầm, việc tiêm phòng gây tốn kém và còn làm cho đàn gia cầm chậm phát triển. Và đây chính là lý do khiến cho nhiều hộ không tiêm phòng cho đàn gia cầm của mình. Theo đánh giá chung của các trạm thú y trên địa bàn tỉnh, đây chính là nguy cơ gây phát dịch cúm rất lớn.

QUANG NGUYỄN

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
27/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang