• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tâm Thắng (Đắk Nông): Nông dân có thu nhập cao từ chăn nuôi

Nguồn tin: Báo Đắk Nông, 12/05/2014
Ngày cập nhật: 13/5/2014

Những năm qua, với việc tận dụng phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp, cũng như áp dụng các kiến thức kỹ thuật vào chăm sóc hiệu quả nên nhiều nông dân tại xã Tâm Thắng (Chư Jút - Đắk Nông) đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi heo, bò và đã đưa lại nguồn thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Gia đình ông Trần Thanh Quang, ở thôn 2, xã Tâm Thắng là một trong những điển hình về chăn nuôi bò mang lại thu nhập cao. Theo ông Quang, những năm đầu khi quyết định chăn nuôi bò, do ít vốn, cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm nên gia đình chỉ đầu tư nuôi 3 con theo phương thức “lấy ngắn nuôi dài”.

Khu chăn nuôi bò của gia đình ông Trần Thanh Quang

Đến năm 2009, gia đình ông quyết định đầu tư thêm vốn để mở rộng chuồng trại và tăng số lượng nuôi. Nhờ biết cách chăm sóc, cũng như tạo nguồn thức ăn dồi dào từ trồng cỏ, các phế phẩm trong nông nghiệp nên đàn bò của gia đình ông ngày càng tăng về số lượng.

Hiện nay, trong chuồng của gia đình ông luôn duy trì gần 20 con bò. Bình quân, mỗi năm, ông xuất bán 2 lứa, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 70 triệu đồng. Không chỉ bán bò thịt mà gia đình ông còn có thêm thu nhập rất đáng kể từ nguồn phân bò.

Hàng ngày, ngoài việc chăn thả, các thành viên trong gia đình còn tiến hành lấy lá cây rải vào chuồng để bò dẫm, rồi cào ra hố cho hoai mục. Với cách làm này, hàng năm, lượng phân bò bán ra đã thu về cho gia đình hàng chục triệu đồng.

Ông Quang chia sẻ: “So với chăn nuôi các loài vật khác thì tôi thấy nuôi bò không vất vả bằng mà lại cho thu nhập cao. Trong quá trình nuôi, gia đình tôi luôn chủ động phòng bệnh, đồng thời, tận dụng các phụ phẩm như bắp, rơm, mía, trồng cỏ… làm thức ăn cho bò. Chuồng trại cũng luôn được gia đình tôi vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát nên hạn chế được nhiều dịch bệnh cho đàn vật nuôi”.

Tương tự, chị Lê Thị Diệu Hiền, ở thôn 4, từ nhiều năm nay cũng có thu nhập ổn định từ chăn nuôi heo. Được biết, vào năm 2008, trong khi không ít hộ nông dân bỏ chuồng do tình hình dịch bệnh lây lan, giá thức ăn tăng cao, giá bán heo thịt bấp bênh…, nhưng chị Hiền vẫn kiên trì chăn nuôi heo để phát triển kinh tế.

Để phòng bệnh cho đàn heo hơn 40 con, khu chuồng trại được gia đình chị xây dựng rất khoa học gồm khu chuồng chăn nuôi heo nái sinh sản và khu chuồng chăn nuôi heo thịt thương phẩm. Không những vậy, mỗi lứa heo ngay từ khi bắt đầu nuôi, chị luôn tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin để phòng bệnh.

Còn về nguồn thức ăn, chị luôn chọn những hãng thức ăn có thương hiệu, uy tín. Nhờ vậy, đàn heo của gia đình chị luôn phòng tránh được dịch bệnh và bán được giá cao. Hiện nay, mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình chị còn thu về hơn 130 triệu đồng.

Chị Hiền cho biết: “Chăn nuôi heo theo quy mô lớn không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình tôi, mà còn góp phần chuyển hình thức chăn nuôi từ quy mô nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa”.

Theo ông Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Tâm Thắng thì việc phát triển chăn nuôi với quy mô tập trung là một trong những hướng đi mà địa phương luôn quan tâm để nâng cao thu nhập cho bà con. Hiện nay, toàn xã có gần 20 hộ có thu nhập cao từ chăn nuôi heo, bò.

Để giúp người dân phòng được các dịch bệnh, hàng năm, xã đều duy trì thực hiện tốt việc tiêm vắc xin phòng bệnh trong 2 đợt chính và tiêm bổ sung khi cần thiết. Việc vệ sinh, phun thuốc tiêu độc khử trùng tập trung ở đường làng, ngõ xóm, nơi nguy cơ xảy ra dịch bệnh… theo hướng dẫn của ngành chuyên môn cũng luôn được các đoàn thể ở xã vận động người dân thực hiện.

Cùng với các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các hộ chăn nuôi, xã còn tích cực phối hợp với lực lượng chức năng theo dõi việc vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật qua hoặc nhập vào địa bàn, nhằm phát hiện và ngăn chặn các trường hợp không đủ yêu cầu vệ sinh thú y. Nhờ đó, các hộ chăn nuôi trên địa bàn luôn yên tâm đầu tư, phát triển số lượng đàn, từ đó, nâng cao thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống.

Lương Nguyên

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
27/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang