• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người chăn nuôi từ Dự án Phòng trừ dịch bệnh tổng hợp cho vật nuôi

Nguồn tin: Khuyến Nông VN, 10/01/2014
Ngày cập nhật: 13/1/2014

Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm cả nước đã gặp rất nhiều khó khăn không những do giá con giống, thức ăn, vật tư chăn nuôi tăng cao mà còn do tình hình dịch bệnh lây lan trên diện rộng, gây thiệt hại lớn cho các hộ chăn nuôi và làm cho người tiêu dùng lo ngại trước những sản phẩm của ngành chăn nuôi.

Vì vậy, để tăng chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi thì việc giúp họ nâng cao nhận thức trong việc chủ động phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi là yếu tố quan trọng hàng đầu và mang lại hiệu quả kinh tế nhất. Với mục đích đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã thực hiện dự án ‘’Phòng trừ dịch bệnh tổng hợp cho vật nuôi“ từ năm 2011-2013, triển khai tại 6 tỉnh/thành phố: Thừa Thiên Huế, An Giang, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình.

Dự án đã xây dựng mô hình với quy mô 72.000 con gia cầm và thủy cầm, có 540 hộ tham gia, tổ chức tập huấn cho 900 lượt người, có 180 lượt người được tham quan học tập từ mô hình. Đồng thời thực hiện nội dung thông tin tuyên truyền có hiệu quả nhằm thay đổi nhận thức của người chăn nuôi trong phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, tiến tới chủ động khống chế dịch bệnh trong chăn nuôi, tăng thu nhập.

Kết quả, thông qua mô hình đã có 900 hộ được cấp phát “Sổ tay ghi chép chăn nuôi“ để không những giúp người chăn nuôi quản lý tốt dịch bệnh, truy rõ nguồn gốc xuất xứ dịch bệnh mà còn hướng tới chăn nuôi an toàn và biết cách hoạch toán kinh tế trong chăn nuôi nông hộ. Qua theo dõi, có 420/540 (77,8%) hộ trong mô hình ghi chép thường xuyên, còn lại các hộ khác (22,2%) ghi chép không thường xuyên.

Dự án đã hướng dẫn người chăn nuôi phải mua giống từ các cơ sở sản xuất có chứng nhận an toàn dịch bệnh, có tiêm phòng và áp dụng con giống cùng vào cùng ra cho các hộ chăn nuôi, qua đó cũng giảm tỉ lệ mắc bệnh. Về kiểm soát thức ăn, yêu cầu chủ mô hình mua thức ăn của các cơ sở có uy tín trên địa bàn, đặc biệt dự án đã hướng dẫn cách bảo quản thức ăn chống mốc, mối mọt, chống chuột và có nơi bảo quản thức ăn riêng biệt, ghi rõ số lô thức ăn theo hướng dẫn của Sổ tay ghi chép chăn nuôi. Do thời gian cho gia cầm ngắn, trong 2-3 tháng cùng việc được tập huấn trong mô hình nên công tác bảo quản thức ăn của các hộ thực hiện rất tốt.

Bên cạnh giống và thức ăn thì nguồn nước uống, môi trường chăn nuôi, công nhân chăn nuôi, chuồng trại là các yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát sinh và lây lan mầm bệnh. Tất cả các hộ đều sử dụng nguồn nước uống sạch, rửa máng uống ngày 1-2 lần. Sau khi được tâp huấn và tham gia dự án có 93,89% số hộ chăn nuôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng đúng cách, có hố sát trùng, cách ly mầm bệnh nên đã đảm bảo được các yêu cầu của dự án.

Quá trình triển khai dự án, chỉ có 24,4% người chăn nuôi có bảo hộ lao động, thay ủng, dép khi vào khu vực chăn nuôi, điều này cũng phản ánh thực trạng chung của chăn nuôi nông hộ cả nước còn ít quan tâm đến sức khỏe của mình và cộng đồng. Tuy nhiên, sau khi triển khai dự án và qua tập huấn thì 92,22% số hộ đã có ý thức trang bị bảo hộ, ủng dép dùng riêng khi vào chuồng nuôi nhằm hạn chế lây lan mầm bệnh cho đàn vật nuôi. Tỉ lệ tiêm phòng các bệnh Newcastle, Gumboro, cúm gia cầm, dịch tả vịt... của các hộ đã tăng từ 85,74% lên 100%. Sau khi tham gia dự án, số hộ biết cách phòng bệnh bằng chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng đã tăng lên đáng kể từ 58,3% lên 92,8%.

Với các tiêu chí theo dõi kiểm soát đầu ra về xử lý chất thải, sử dụng kháng sinh, kiểm dịch xuất bán đã cho thấy những chuyển biến tích cực trong nhận thức của hộ tham gia. Theo số liệu khảo sát từ mô hình, tỉ lệ 55,56% số hộ có xử lý chất thải sau xuất chuồng và có 82% số hộ thường xuyên sử dụng kháng sinh. Sau dự án, kết quả cho thấy 97% số hộ có xử lý môi trường chăn nuôi, thu gom, khử trùng tiêu độc, cách ly để trống chuồng trước khi nhập đàn mới. Tỉ lệ hộ chăn nuôi sử dụng kháng sinh giảm còn 65,5% và biết sử dụng đúng loại kháng sinh, đúng liệu trình. Điều này không những giảm chi phí thuốc thú y cho người chăn nuôi mà còn kiểm soát được tình trạng sử dụng kháng sinh tràn lan, kiểm soát nguy cơ kháng thuốc và tồn dư kháng sinh trong thực phẩm cho người tiêu dùng.

Tại các mô hình, người chăn nuôi cũng đã quan tâm đến công tác kiểm dịch và có ý thức thông báo dịch với thú y và khuyến nông viên xã khi đàn gia cầm bị bệnh. Đây là yếu tố quan trọng trong công tác phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, nhằm giảm thiệt hại cho người chăn nuôi. Với ý nghĩa nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, bảo đảm an toàn dịch bệnh, giảm thiểu tỷ lệ chết, giảm chi phí, nâng cao khối lượng xuất chuồng, ước tính, áp dụng mô hình, bình quân mỗi hộ nuôi 150 - 200 gà thả vườn trong 3 tháng sẽ mang lại nhu nhập khoảng 6,5 -7,5 triệu đồng.

Trong thời gian triển khai từ 2011-2013, dự án cũng đã tổ chức tập huấn cho 900 người và 180 người được tham quan mô hình. Kết quả khảo sát cho thấy có 83,3% người nắm bắt tốt nội dung dự án và có khả năng ứng dụng tại các nông hộ. Công tác thông tin tuyên truyền, đặc biệt là hệ thống truyền thanh được triển khai tại các xã thực hiện mô hình hiệu quả tốt.

Từ những đánh giá của người tham gia mô hình và ngoài mô hình cho thấy dự án Phòng trừ dịch bệnh tổng hợp cho vật nuôi đã mang lại hiệu quả cao, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người chăn nuôi trong việc chủ động phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi. Dự án có nhiều khả năng nhân rộng, dễ áp dụng tại các địa phương. Một số Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang, Thừa Thiên Huế và Hải Phòng đã triển khai nhân rộng dự án từ nguồn kinh phí khuyến nông địa phương. Điều này thể hiện sự bền vững và mức độ lan tỏa của dự án, không những có tác dụng tăng thu nhập cho người chăn nuôi mà còn định hướng cho chăn nuôi gia cầm an toàn trong nông hộ và hướng tới chăn nuôi thương hiệu sản phẩm hàng hóa vùng miền.

Hạ Thúy Hạnh - TTKNQG

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
27/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang