• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ông nông dân "chịu chơi"

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 06/04/2014
Ngày cập nhật: 8/4/2014

Ông Nguyễn Văn Chiểu, xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất - Đồng Nai) nổi tiếng là người đi tiên phong sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi với quy mô lớn tại Đồng Nai. Hiện trang trại của ông đang có 500 heo nái, 3 ngàn heo thịt và đang đầu tư mở rộng trại, tăng đàn thêm 1 ngàn heo thịt.

* Nuôi heo không tắm

Lớn lên ở vùng chăn nuôi nên trước đây ông Nguyễn Văn Chiểu chọn học trung cấp thú y. Ra trường, ông về quê lập nghiệp với khởi điểm ban đầu là đàn heo có 10 con nái. Tích tiểu thành đại, dần dần ông lập được trang trại với hàng trăm heo nái và vài ngàn heo thịt.

Ông Nguyễn Văn Chiểu (phải) tiếp PGS.TS Trương Thanh Cảnh, Trường đại học khoa học tự nhiên TP.Hồ Chí Minh tại trang trại.

“Tuy trang trại rộng khoảng 2,5 hécta, nằm khá tách biệt với khu dân cư nhưng vấn đề xử lý chất thải và mùi hôi vẫn là nỗi lo không nhỏ. Tôi đã bỏ thời gian tìm hiểu mô hình sử dụng đệm lót sinh học. Cuối năm 2013, tôi quyết định ứng dụng mô hình này cho toàn bộ đàn heo thịt 3 ngàn con. Đây là quyết định khá táo bạo vì phải bỏ ra vài trăm triệu đồng cải tạo chuồng trại, nhất là chi phí làm đệm lót sinh học tăng thêm khoảng 30% so với nuôi bằng nền xi măng” - ông Chiểu kể.

Đệm lót sinh học là một lớp nền dày được tạo ra từ hỗn hợp trấu, mùn cưa và một loại men vi sinh. Lớp đệm này có thể nuôi được hơn 10 lứa heo, sau mỗi đợt heo xuất chuồng chỉ cần bổ sung thêm khoảng 10% hỗn hợp trên nhằm đảm bảo độ dày của nền chuồng. Chất thải và phân heo sẽ bị chuyển hóa thành mùn, không chỉ giúp khử mùi hôi mà còn tạo ra những vi khuẩn có lợi cho vật nuôi.

Ông Chiểu vui vẻ cho biết, trang trại vừa xuất bán lứa heo đầu tiên nuôi bằng đệm sinh học. Đàn heo vài ngàn con ở đây chỉ cần một nhân công phụ trách việc cho ăn, uống nước vì không phải bỏ công tắm rửa, dọn chuồng, không tốn tiền điện, chi phí xây hầm biogas xử lý chất thải. Lượng thức ăn cũng giảm hơn vì con heo không bị mất năng lượng do tắm rửa, hạn chế được dịch bệnh, tỷ lệ nạc heo lại cao hơn. Đặc biệt, tấm đệm tạo được môi trường tiểu khí hậu bên trong chuồng nuôi khá ổn định nên đợt lạnh vào cuối năm 2013, trang trại bảo toàn được đàn heo con giống.

* Không ngại hội nhập

Ông Chiểu thường xuyên dự các hội thảo của ngành chăn nuôi vì đây là cơ hội để biết nhiều kỹ thuật mới, ứng dụng khoa học hay, đồng thời giữ liên lạc với các giảng viên ngành chăn nuôi ở các trường trung cấp, đại học để nhờ tư vấn về mặt kỹ thuật. Nhưng với ông, kiến thức đã được đào tạo và thông tin trên sách, báo, internet chỉ là nền để biết ứng dụng linh hoạt vào thực tế. Tấm đệm sinh học giữ được độ ấm giúp vật nuôi không bị ảnh hưởng bởi khí hậu lạnh, nhưng cũng là nhược điểm khi thời tiết quá nắng, nóng. Ông Chiểu đã tự mày mò và cho lắp hệ thống phun sương để làm mát cho chuồng trại.

Theo ông Chiểu, thời hội nhập, áp lực cạnh tranh trong ngành chăn nuôi ngày càng lớn. Nhưng nếu nông dân tổ chức tốt khâu quản lý để tạo ra được sản phẩm an toàn với giá thành rẻ, hạn chế được dịch bệnh sẽ không lo thất thế. Những năm qua, trang trại cũng gặp không ít khó khăn vì thị trường tiêu thụ bất ổn. Nhưng nhờ chủ động sản suất được con giống với giá rẻ, giảm chi phí sản xuất và kiểm soát được dịch bệnh nên dù heo “rớt” giá, trang trại của ông cũng không rơi vào cảnh thua lỗ.

Lê Quyên

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
27/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang