• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bắc Giang: Gà đồi Yên Thế thời đại dịch

Nguồn tin: Báo Công Thương, 07/03/2014
Ngày cập nhật: 8/3/2014

Khoảng 17/28 nghìn hộ dân toàn huyện Yên Thế (Bắc Giang) chăn nuôi gia cầm (GC), chủ yếu là gà với tổng đàn khoảng 3,5 triệu con. Thế nhưng, “dư chấn” của đợt dịch cúm gia cầm (CGC) những tháng đầu năm 2014 đã khiến người dân đang “chìm” vào thua lỗ.

Cán bộ địa phương rất sát sao, nhưng người chăn nuôi vẫn lỗ

Chính quyền nỗ lực

Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch CGC, các xã, thôn, bản trên địa bàn Yên Thế đều thành lập ban, tiểu ban phòng dịch với nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến tình hình dịch, hướng dẫn kỹ thuật, cung ứng các loại hóa chất tiêu độc, khử trùng và cách phòng, chống dịch để người dân nắm được. Các Thú y viên thôn, bản được hỗ trợ với mức 150 nghìn đồng/người/tháng.

Nhờ những nỗ lực này, nên dù là “thủ phủ gà”, song đến nay, trên địa bàn toàn huyện chưa phát dịch CGC. Tuy nhiên, vấn đề khiến chính quyền đau đầu, người chăn nuôi khốn đốn lại không trực tiếp đến từ dịch cúm mà đến từ “dư chấn” của nó – sụt giảm giá.

Người dân vẫn lao đao

Thôn Hồng Lạc, xã Đồng Tâm có 250/765 hộ gia đình chăn nuôi gà nhưng đã có 30% hộ tạm bỏ nghề vì thua lỗ, nợ nần. Ông Nguyễn Văn Tụ - chủ trại gà- cho biết, hiện nhà ông còn 1.700 con gà, mỗi con khoảng 2kg.

Nếu bán giá 70 nghìn đồng/kg thì hòa vốn, nhưng hiện giá chỉ còn 40-45 nghìn đồng/kg, cầm chắc lỗ hơn trăm triệu đồng.

Cách đó không xa, ông Nguyễn Văn Dũng cũng như ngồi trên đống lửa với 1.600 con gà sắp đến ngày bán: “Tôi nuôi gà lai Mía. Nếu được khoảng 50 nghìn đồng/kg thì hòa vốn nhưng giờ thương lái chỉ trả chưa đến 40 nghìn đồng/kg. Gà đã đủ ngày tuổi, nếu không bán thì chỉ là nuôi “báo cô”, gà chỉ béo ra, già đi thôi”.

Ông Phạm Văn Trường – Chủ tịch HĐQT Công ty CP chăn nuôi và chế biến GC Trường Anh (trụ sở tại xã Đồng Tâm) – tâm sự, từ giữa năm 2013, chi phí đầu vào chăn nuôi chỉ tăng mà không giảm trong khi giá bán cứ “lùi dần đều”, người chăn nuôi lại thêm gánh nặng chi phí cho công tác phòng, chống dịch (vac-xin; trang thiết bị và hóa chất khử trùng, tiêu độc; chi phí kiểm dịch,…) thì làm sao không lỗ nặng.

Ngay bản thân Công ty Trường Anh, với hơn 12 tỷ đồng vốn đầu tư hạ tầng, thiết bị, năng lực giết mổ 1.000 con/ngày, nhưng giờ chỉ hoạt động chưa đến 10% công suất. Hơn thế, do “hiệu ứng tâm lý” trước dịch CGC nên người tiêu dùng, dù chưa đến mức tẩy chay, nhưng không còn mặn mà với sản phẩm GC nữa. Và gà Yên Thế cũng nằm trong xu thế này.

Người tiêu dùng không nên cực đoan

Dịch CGC đang là đại dịch, nhưng không vì thế mà người tiêu dùng quay lưng lại với sản phẩm GC, đặc biệt là GC được kiểm soát chặt chẽ từ trang trại đến bàn ăn. Để minh chứng độ an toàn của gà đồi Yên Thế, ông Thạch Văn Chung - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế - cho biết, từ nhiều năm nay, người chăn nuôi đã áp dụng kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học. Đặc biệt, từ tháng 4/2014, một số xã trên địa bàn đã áp dụng mô hình nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) và thu được kết quả tốt. Các trang trại hoặc hộ có quy mô lớn đều có giấy chứng nhận an toàn dịch và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng, chống dịch. Thêm vào đó, tình hình vận chuyển, kinh doanh GC, sản phẩm GC nhập khẩu trái phép trên địa bàn Bắc Giang đã giảm đáng kể, có thời điểm gần như không có.

Ông Vũ Văn Tám - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Cần tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu đúng, đủ về dịch CGC nhưng không gây tâm lý hoang mang, tránh tình trạng dân “tẩy chay” GC và các sản phẩm GC, đẩy người chăn nuôi vào tình huống khó khăn chồng chất khó khăn.

Châu - Phú

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
27/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang