• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cần tìm đầu ra ổn định cho nhím

Nguồn tin: Báo An Giang, 03/03/2014
Ngày cập nhật: 4/3/2014

Nhím là động vật hoang dã, sức đề kháng rất cao, ít bệnh, dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mô hình nuôi nhím của các hộ dân trên địa bàn tỉnh bị chựng lại do giá nhím thịt và nhím giống đều rớt xuống thấp. Nguyên nhân chủ yếu bởi tình trạng “cung vượt cầu”, người dân ồ ạt nuôi trong khi chưa tìm được thị trường.

Ông Bùi Thiện Phước, nông dân ấp Long Định (xã Long Kiến, Chợ Mới - An Giang), có kinh nghiệm trên 10 năm nuôi nhím, cho biết: “Nhím rất dễ nuôi, thức ăn của chúng dễ kiếm, chủ yếu là những loại rau, củ, quả như xoài, mận, ổi, bắp cải,… những phế phẩm ở chợ thì chúng đều ăn được”. Buổi sáng, chỉ cần vệ sinh chuồng trại, đến khoảng 3 giờ chiều thì cho nhím ăn, mỗi ngày cho ăn một lần là đủ. Nhím thuộc loài gặm nhấm nên đa phần là ăn về đêm.

Với kinh nghiệm nuôi nhím lâu năm, ông Phước chia sẻ: “Khi cho nhím ăn thì tránh những thức ăn ôi thiu vì chúng sẽ bị tiêu chảy nếu ăn những thức ăn này”. Bà Tạ Thị Diễm (vợ ông Phước), tiếp lời chồng: “Không giống như nuôi heo hay những con vật khác phải đỡ đẻ, nhím rất dễ nuôi, có khi sáng ra thấy có nhím con xuất hiện trong chuồng mới biết là nó đẻ”.

Bà Diễm bên chuồng nhím của mình.

Nhím con mới đẻ sẽ bú sữa mẹ, sau khoảng một tuần thì cho ăn dặm thêm những loại rau củ khác. Nếu tách nhím con càng sớm - thì nhím mẹ càng mau đẻ lứa tiếp theo. Thời gian tách bầy tốt nhất là từ 2,5 tháng đến 3 tháng. Nhím con được nuôi từ 18 tháng đến 20 tháng thì có thể đẻ lứa đầu tiên. Mỗi năm, nhím trưởng thành đẻ từ 2-3 lứa, mỗi lứa 2-3 con, thông thường nhất là 2 con (1 con đực, 1 con cái). Nếu cho ăn đầy đủ thì trong năm đầu tiên nhím có thể đạt trọng lượng từ 9kg đến 10kg. Năm đầu sẽ là thời gian tăng trưởng nhanh nhất của nhím, từ khoảng năm thứ hai trở đi tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại, trọng lượng tối đa có thể đạt khoảng 20kg với nhím trưởng thành.

Trước khi bắt đầu nuôi nhím, ông Phước cũng lân la đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm nhiều mô hình ở Hóc Môn, An Lạc (TP. Hồ Chí Minh), Tây Ninh… về cách làm chuồng, cách cho ăn, phòng bệnh. Ông Phước nhớ lại thời hoàng kim: “Khoảng 5 năm về trước, nhím đẻ ra không đủ cung cấp, nhím con khoảng 3 tháng mới xuất chuồng thì khoảng 2,5 tháng là có người đến bắt rồi, đó là chưa kể việc đặt cọc, điện thoại đặt hàng. Mà giá nhím giống lúc đó rất cao, mỗi cặp có giá từ 17 - 18 triệu đồng”. Giờ thì đã qua cái thời “thịnh” rồi, hiện nay, giá nhím giống chỉ từ 3 - 4 triệu đồng/cặp. Mỗi năm, ông Phước bán được từ 8 - 9 cặp nhím, đó cũng là phần thu nhập đáng kể cho gia đình vì rất nhẹ công chăm sóc, không tốn nhiều chi phí nên có thể nói thu lãi 100%.

Gia đình ông Phước chủ yếu cung cấp nhím giống cho các hộ dân trong tỉnh, người dân ngoài tỉnh như Cần Thơ, Vĩnh Long… cũng tìm đến mua. Hiện chuồng nhím của ông phước có 12 con, với 6 cặp, phân chia trong các chuồng. Chuồng của chúng cũng được xây dựng khá đơn giản, chiều dài 2m, ngang khoảng 1,2m, thả nuôi từ 2 - 3 con đều được. Nhím đề kháng bệnh rất cao, nuôi hơn 10 năm nay nhưng đàn nhím của ông Phước chưa từng mắc bất kỳ loại bệnh nào. Nhưng với kinh nghiệm được học hỏi từ việc tham quan các mô hình, thông thường, nhím chỉ mắc 2 căn bệnh: Tiêu chảy và ghẻ. Tuy nhiên, cũng rất dễ chữa bằng những phương pháp dân gian. “Nếu nhím bị tiêu chảy thì chỉ cần cho ăn vỏ trái cây có vị chát, như: Vú sữa, măng cục, ổi non… còn ghẻ thì chúng sẽ tự dùng lưỡi liếm một thời gian ngắn sẽ hết” - ông Phước chia sẻ.

Ông Bành Thanh Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên - Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: “Những năm gần đây, do nhiều hộ dân ồ ạt đổ xô nuôi nhím, lại không tìm được thị trường tiêu thụ, đầu ra bấp bênh, từ đó nhím rớt giá nhanh chóng. Đó cũng chính là nguyên nhân làm cho tình hình nuôi nhím trên địa bàn tỉnh đang dần thu hẹp về số lượng và quy mô. Dự đoán trong những năm tới, nếu vẫn không tìm được đầu ra ổn định thì mô hình nuôi nhím sẽ khó có thể phát triển trở lại”.

ÁNH NGUYÊN

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
27/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang