• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm giàu từ nghề nuôi ong

Nguồn tin: Báo Vĩnh phúc, 13/11/2014
Ngày cập nhật: 15/11/2014

Đến thôn Tân Tiến, xã Đạo Trù (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), hỏi thăm nhà ông Hoàng Minh Tân với nghề nuôi ong lấy mật không ai là không biết. Không chỉ là cái duyên mà với ông Tân, đó còn là tình yêu nghề bởi ông đã gắn bó với đàn ong từ nhiều năm nay. Cũng từ nghề này, gia đình ông trở nên khá giả và trở thành mô hình tiêu biểu, hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho nhiều hộ trong xã học tập.

Mỗi năm, gia đình ông Tân thu lãi từ 150 - 200 triệu đồng nhờ nghề nuôi ong.

Ngôi nhà của ông Tân nằm ngay trên một quả đồi ven đường lớn, giáp ranh với rừng đặc dụng Vườn quốc gia Tam Đảo. Trò chuyện với chúng tôi về quá trình nuôi ong, ông Tân cho biết, cái duyên với những con ông đến với ông rất ngẫu nhiên. Những năm đi bộ đội, ở chiến trường, sau mỗi đêm chiến đấu, có thời gian nghỉ ngơi, ông tranh thủ bắt 1 - 2 ổ ong hoang dã, rồi nhốt vào. Trong quá trình nhốt ong nhả mật và trong điều kiện thiếu thốn của chiến trường, mật ong và thu được 0,3 lít mật, có khả năng hồi phục sức lực rất nhanh. Hơn 10 năm sau khi trở về quê hương, thực hiện chủ trương phát triển các vùng kinh tế mới, ông cùng gia đình chuyển từ Lập Thạch lên Tam Đảo sinh sống và lập nghiệp. Năm 1987, ông bắt tay vào nuôi ong. Không ngại khó, ông tự mình lặn lội trên chiếc xe đạp “cà tàng” để lên Công ty Ong Vĩnh Phú (thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ ngày nay) mua 7 thùng ong giống. Sau đó, quay về địa phương, ông thu mua từ bà con được thêm được 3 thùng ong. Với 10 thùng ong, ông Tân bắt đầu thu lãi từ việc bán mật. Ông Tân cho biết, giá bán mỗi lít mật lúc bấy giờ là 30 ngàn đồng/lít, thấy hiệu quả cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, trồng sắn, ông Tân bắt đầu nhân đàn, mở rộng quy mô và đến nay ông đã có 140 thùng ong.

Ông Tân chia sẻ, nghề nuôi ong không cần vốn đầu tư, diện tích lớn, không vất vả như làm ruộng, bất cứ ai cũng có thể làm được, hơn nữa giá bán mật ổn định nhưng cần có sự kiên nhẫn, chăm chỉ và nhất là phải có tình yêu với chúng, quan sát tỉ mỉ mới “bắt bệnh” kịp thời, giúp ong sinh trưởng và phát triển tốt. Để ong không bị bệnh, ông thường xuyên kiểm tra, vệ sinh thùng sạch sẽ, có cách chăm sóc phù hợp vào từng thời điểm bởi ong rất dễ bị bệnh khi thời tiết thay đổi và đặc biệt là hỗ trợ kịp thời thức ăn cho ong khi chưa đến mùa hoa. Ông Tân cho biết: Để lấy được mật, tôi phải đi khắp nơi, xem những vùng nào có những loại hoa gì và nở vào mùa nào, sau đó, phải đem các thùng ong này đi đến các nhà vườn đó. Nhất là vào mùa rét, phải luôn canh chừng, cho ong ăn kịp thời mới giúp ong phát triển, cho nhiều mật và không phá đàn. Tuy nhiên, vào mùa lạnh, số loại hoa nở không nhiều, nên thức ăn chính của ong là đường, vừa tránh phải di chuyển, vừa cho thu được số mật cao. Tính trung bình, cứ 3 đêm phải cho 1 cầu ong ăn 0,1 kg đường và cho ăn thúc trong vòng 1 tháng cho đến khi xuất bán. Hiện nay, các nhà hàng thu mua mật ong với giá 250.000 đồng/kg, tính trung bình, mỗi năm, gia đình ông Tân thu lãi từ 100 - 150 triệu đồng. Bên cạnh việc bán mật, gia đình ông còn bán tầng ong cho các nhà hàng dùng để ngâm rượu và chia đàn, cung cấp con giống cho các hộ nuôi ong trong và ngoài tỉnh. Nhờ nghề nuôi ong mà gia đình ông Tân nuôi 4 con ăn học đầy đủ, xây dựng nhà cửa khang trang. Học tập mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Tân, nhiều hộ trong xã Đạo Trù đã tiến hành nuôi ong lấy mật, từng bước vươn lên làm giàu tại địa phương.

Lưu Nhung

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
27/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang