• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghề nuôi ong mật: Những chuyến đi

Nguồn tin: Báo Bình Phước, 26/01/2014
Ngày cập nhật: 28/1/2014

Từ tháng 11 đến tháng Giêng, đưa ong vào Bình Phước lấy mật hoa điều, cao su; đến tháng 2 lên Tây nguyên lấy mật hoa cà phê; tháng 5 ra Bắc lấy mật hoa vải... đó là chu kỳ trong năm của những người nuôi ong lấy mật. Quanh năm rong ruổi khắp nơi với vô vàn khó khăn, thử thách, nhưng nghề này vẫn có sức hút đối với nhiều người. Họ theo nghề không chỉ để làm giàu mà còn để khám phá, trải nghiệm qua những vùng đất lạ.

Những chuyến đi

Hành trình rong ruổi từ Nam ra Bắc đưa con ong đi lấy mật của những người nuôi ong gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng đối với những người có máu lãng du, thích khám phá vùng đất mới lạ thì coi đó là những trải nghiệm thú vị trong đời.

Những chuyện ngoài ý muốn

Dẫn chúng tôi xem trại ong với hơn 300 thùng được đặt dưới tán vườn điều rộng tại xã Đức Liễu (Bù Đăng), ông Hồ Đình Tùng (51 tuổi) quê ở Đắk Lắk kể lần đầu đưa ong ra miền Bắc lấy mật, do người dân không hiểu rõ đặc tính loài ong nên xua đuổi ong rất dữ, họ bảo chúng phá hoại hoa màu, cây ăn trái nên đến đâu là đuổi đến đó. Muốn được đặt trại ong phải lấy kiến thức trong nghề ra giải thích cho người dân biết những tác dụng của con ong trong việc thụ phấn cho cây trồng, nhất là cây ăn trái. Trong những ngày sống ở đó còn phải tạo mối quan hệ tốt với người dân, để những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn thì có người giúp đỡ...

Sợ nhất của giới nuôi ong có lẽ là đưa ong ra miền Trung lấy mật. Ở đây ngoài chuyện người dân làm khó còn tình trạng nhóm thanh niên trong vùng đòi “bảo kê”. Mỗi tháng các chủ trại ong phải chi tiền, nếu không chúng sẽ đập phá trại ong. Vì vậy, các chủ trại phải nhờ chính quyền sở tại để họ bảo lãnh mới yên ổn làm ăn.

Ông Hồ Đình Tùng đang kiểm tra cầu ong

Sống cùng con ong

Đặc thù của nghề nuôi ong lấy mật là nay đây mai đó. Người nuôi ong ngoài chuyên môn vững và sự trải nghiệm còn phải có sức khỏe và chịu khó. Vào nghề từ khi còn là một chàng trai trẻ, với ham muốn được khám phá những vùng đất lạ mà ông Vũ Duy Hùng (56 tuổi), ngụ TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã có 40 năm gắn bó với ong mật. Đây là nghề gia truyền của gia đình, từ đời ông nội đến đời cha và ông Hùng là đời thứ ba. Với ông đây không chỉ là nghề mà còn là cái nghiệp gắn bó cuộc đời ông. “Hồi mới vào nghề mỗi lần nghe bố bảo ngày mai đưa ong đi xa lấy mật là tôi khoái lắm. Quanh năm sống sau lũy tre làng, nay có cơ hội được khám phá thế giới bên ngoài nên cả đêm không ngủ được, cứ tưởng tượng những điều thú vị ở nơi sắp đến...” - ông Hùng tả lại cảm xúc lần đầu bước vào nghề.

Mỗi nghề có một nét đặc thù riêng, nhưng đối với ông Hùng theo đuổi nghề này ngoài việc làm giàu, ông còn thích sự phiêu lưu, khám phá những vùng đất mới. Ông Hùng ấn tượng nhất là những lần đưa ong về các tỉnh miền Tây lấy mật. Ở đây cảnh vật sông nước hữu tình khác hẳn với đất Tây nguyên đầy nắng gió. Những lần được ngồi trên những chiếc ghe chạy dọc các con kênh ngắm nhìn những vườn cây ăn trái trĩu quả hai bên tạo cảm giác thật yên bình. Hay ở miền Trung dưới cái nắng gay gắt của mùa hè cùng những cơn gió Lào cháy da sém thịt mới biết được cuộc sống, con người ở đây quá vất vả. Những ngày “ăn dầm ở dề” trong cái lạnh của miền Bắc cũng cho ông những trải nghiệm thú vị.

Ông Hùng bảo, nghề nuôi ong lấy mật vất vả, theo con ong từ nơi này đến chỗ khác nhiều khi cũng phải “nếm mật nằm gai”. Bù lại rèn luyện cho ông ý chí và nghị lực sống. Vì thế những người theo nghề nuôi ong cũng từng trải, bản lĩnh, luôn đương đầu với mọi khó khăn.

Năm nay ông Hùng ăn cái tết thứ ba xa gia đình. Ngày tết các chủ trại thường tập trung về một chỗ để cùng đón xuân nơi đất khách. Ngồi lại với nhau cùng uống rượu trò chuyện những việc đã làm được trong năm qua, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau để năm mới đạt được thành quả tốt hơn. “Nhiều lần gia đình khuyên nghỉ để giữ sức khỏe, nhưng chỉ được ít ngày thấy bồn chồn tôi lại đưa ong đi. Ở nhà cảm giác cứ trống trải thế nào, bao nhiêu năm phiêu bạt khắp nơi sống cùng con ong, ăn ngủ cùng con ong, giờ bảo nghỉ làm sao chịu được, chắc mình theo nghiệp đến khi chân không bước nổi mới thôi” - ông Hùng trải lòng.

Trung Thông

Các tin chăn nuôi khác:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
29/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
28/12/2014
27/12/2014

 

Các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang