• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vực dậy "Vương quốc trái cây": Giải pháp đồng bộ để phát triển bền vững vườn cây ăn trái

Nguồn tin: Báo Ấp Bắc, 15/11/2014
Ngày cập nhật: 15/11/2014

Quy hoạch, giống, sản phẩm và thị trường còn bất cập là những lý do dẫn đến yếu kém của trái cây tỉnh ta. Nếu không làm tốt công tác quy hoạch, thiếu giống tốt, sản phẩm không đa dạng, kém chất lượng thì thị trường sẽ không chấp nhận.

Vì vậy, bài toán cho phát triển bền vững vườn cây ăn trái vẫn chờ giải pháp đồng bộ cần được các ngành chức năng đặc biệt quan tâm để tìm hướng đi trước mắt cũng như lâu dài, nhằm phát huy lợi thế và hiệu quả kinh tế của cây ăn trái là thế mạnh không chỉ của Tiền Giang mà còn là thế mạnh của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tái cơ cấu cây ăn trái

Theo đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh, Tiền Giang sẽ phát triển 3 cây: xoài, sầu riêng, thanh long thành ngành hàng mũi nhọn cây ăn trái của tỉnh theo hướng bền vững, có giá trị gia tăng cao, thông qua tăng quy mô sản xuất, áp dụng tiêu chuẩn GAP; chế biến, bảo quản, vận chuyển, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh.

Cây giống được ngành Nông nghiệp đặc biệt quan tâm trong thời gian tới.

Theo đó, ngành Nông nghiệp sẽ quy hoạch vùng xoài ở huyện Cái Bè gồm các xã: Hòa Hưng, Tân Thanh, Tân Hưng, An Hữu, An Thái Trung, An Thái Đông, Mỹ Lương, Mỹ Đức Đông, Thiện Trí, Hậu Thành, Đông Hòa Hiệp, An Cư, Hòa Khánh, Mỹ Lợi A. Huyện Cai Lậy gồm các xã: Phú An, Hiệp Đức, Hội Xuân. Vùng sầu riêng được quy hoạch ở huyện Cai Lậy và TX. Cai Lậy gồm: Ngũ Hiệp, Tam Bình, Long Trung, Long Tiên, Hội Xuân, Cẩm Sơn, Long Khánh…

Vùng thanh long tập trung ở huyện Chợ Gạo gồm các xã: Quơn Long, Mỹ Tịnh An, Tân Bình Thạnh, Long Bình Điền, Đăng Hưng Phước, Thanh Bình, Tân Thuận Bình, Lương Hòa Lạc, Song Bình, Trung Hòa và huyện Gò Công Tây ở xã Đồng Sơn.

Theo ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở NN & PTNT, thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ xây dựng hệ thống nhân giống đạt tiêu chuẩn, quy hoạch các cơ sở sản xuất cây giống bảo đảm chất lượng cung cấp cho nhà vườn. Tổ chức sản xuất cây giống xác nhận (từ cây đầu dòng), cung ứng cho sản xuất.

Ngoài ra, ngành Nông nghiệp còn đẩy mạnh hoạt động chuyển giao quy trình canh tác tiến bộ, xử lý ra hoa trái vụ, rải vụ; chuyển giao nhân rộng công nghệ thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, quản lý dịch hại trước mắt để giảm tỷ lệ thất thoát trong và sau thu hoạch, hướng tới tăng tỷ trọng trái cây đạt chứng nhận chất lượng (VietGAP, GlobalGAP).

Tăng cường công tác dự báo và hướng dẫn phòng chống dịch hại, tập trung 3 đối tượng cây chủ lực, chú trọng các đối tượng đốm trắng trên thanh long, xì mủ trên cây sầu riêng và thán thư trên cây xoài…

Hoàn chỉnh hệ thống đê bao bảo vệ khép kín cho vùng được quy hoạch trồng tập trung cây ăn trái ở các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước…

Thực hiện các dự án bảo vệ vườn cây ăn trái Ba Rài - Phú An; Dự án bảo vệ vườn cây ăn trái Thuộc Nhiêu - Mỹ Long. Tổ chức xúc tiến thương mại, tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm, hình thành chương trình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân phát triển hàng hóa đúng theo yêu cầu của thị trường.

Rà soát, đánh giá hệ thống thương nhân, có cơ chế, chính sách khuyến khích mạng lưới tư thương (thương lái) phát triển làm đầu mối thu mua, bảo quản, tiêu thụ hàng hóa cho nông dân. Xây dựng mô hình hợp tác xã (HTX) nông nghiệp có sự gắn kết giữa HTX sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ (trong đó doanh nghiệp là thành viên của HTX chịu trách nhiệm cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm cho HTX).

Hình thành từ 3 - 5 mô hình HTX kiểu mẫu. Xây dựng khoảng 50 ha trên cây thanh long để thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất - tiêu thụ.

915,9 tỷ đồng cho quy hoạch vùng trồng cây ăn trái

Đó là vốn đầu tư được UBND tỉnh Quyết định phê duyệt quy hoạch vùng trồng cây ăn trái của tỉnh đến năm 2020. Số tiền trên được đầu tư trồng mới và thiết kế, nghiên cứu khoa học và khuyến nông, vốn nghiên cứu khoa học, vốn hỗ trợ giống cây ăn trái, vốn hoạt động khuyến nông, vốn xây dựng cơ sở bảo quản cây ăn trái, vốn xây dựng chợ đầu mối, vốn hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại.

Theo quyết định, ngành Nông nghiệp tiếp tục thực hiện các đề án đầu tư phát triển cây thanh long huyện Chợ Gạo đến năm 2015; đề án phát triển cây vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, huyện Châu Thành và Cai Lậy đến năm 2015; đề án đầu tư và phát triển cây mãng cầu xiêm Tân Phú Đông năm 2015.

Đầu tư mới dự án nhà sơ chế, đóng gói rau quả tại TX. Gò Công và huyện Chợ Gạo; dự án chế biến sản phẩm trái cây tại xã Long Trung (huyện Cai Lậy); dự án bảo vệ vườn cây ăn trái Ba Rài - Phú An, Mỹ Long - Thuộc Nhiêu; dự án liên minh sản xuất và tiêu thụ nhãn; dự án xây dựng làng vườn sinh thái kết hợp với chương trình bảo tồn phát triển làng nghề phục vụ du lịch nông thôn; dự án mở rộng sản xuất 100 ha sơ ri bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; dự án phát triển cây cam sành Cái Bè; đầu tư phát triển cây sầu riêng xã Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy).

Theo Sở NN & PTNT, trong giai đoạn 2014 - 2020, ngành Nông nghiệp đáp ứng từ 10 - 15 triệu cây giống chất lượng cao và sạch bệnh cho sản xuất, trong đó giống cây có múi cần từ 0,9 - 1 triệu cây/năm. Hoàn chỉnh mạng lưới sản xuất và cung ứng giống cây ăn trái chất lượng cao, phát triển hệ thống nhân giống vệ tinh, tiếp tục đầu tư nhà lưới và đào tạo cán bộ kỹ thuật cho các cơ sở vệ tinh ở các huyện là cần thiết.

Hoàn chỉnh hệ thống đê bao bảo vệ khép kín cho vùng được quy hoạch trồng tập trung cây ăn trái ở các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước. Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng. Củng cố và nâng chất các chợ trái cây đầu mối ở các vùng nguyên liệu trọng điểm…

Quy hoạch, định hướng… phát triển cây ăn trái ở tỉnh ta đã có từ lâu, nhưng hiệu quả mang lại còn khá khiêm tốn. Từ sản xuất đến tiêu thụ trái cây còn quá nhiều bất cập. Một lần nữa, ngành Nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành hàng trái cây nói riêng, ngành Nông nghiệp nói chung. Số tiền bỏ ra là rất lớn, nhưng hiệu quả sẽ phải còn chờ một thời gian nữa. Tuy nhiên, người làm vườn có quyền hy vọng tương lai tươi sáng một khi kinh tế vườn Tiền Giang đang được các ngành, các cấp trong tỉnh nỗ lực vực dậy.

SĨ NGUYÊN

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

 

Xem các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126

Xem các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang