• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phát triển cây ăn trái gắn với tiềm năng, lợi thế

Nguồn tin: Đài PT-TH Sóc Trăng, 22/10/2014
Ngày cập nhật: 23/10/2014

Thế mạnh của Sóc Trăng là bưởi da xanh, bưởi năm roi, nhãn và chuối. Tuy là thế mạnh với gần 28.000 ha nhưng đầu ra luôn bấp bênh, diện tích canh tác không ổn định. Vườn cây ăn trái được phát triển mạnh ở vùng ven Sông Hậu, những năm gần đây, cây có múi phát triển mạnh ở một số địa bàn thuần ngọt như Mỹ Tú, Châu Thành. Cũng như các địa phương khác trong khu vực ĐBSCL, diện tích vườn cây ăn trái ở Sóc Trăng khá phong phú về chủng loại và luôn biến động theo hướng tự phát. Đây là một trong những nguyên nhân làm “ế hàng dội chợ” do khủng hoảng thừa

Phát triển cây ăn trái gắn với tiềm năng, lợi thế

Trong mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp ở Sóc Trăng, ngành chức năng cùng địa phương khuyến cáo nâng cao chất lượng, phát triển tập trung và cùng liên kết để nâng cao tính cạnh tranh và nông dân an tâm sản xuất. Vùng chuyên canh bưởi và cây có múi nói chung ở huyện Kế Sách phát huy hiệu quả do phát triển có quy hoạch, có liên kết nên đầu ra khá ổn định, như cây cam Kế An, cây bưởi Kế Thành.

Ông Nguyễn Văn Khinh, nông dân ở xã Kế An cho biết: “Ở đây chúng tôi thấy rằng huyện đã có những quy hoạch, liên kết tốt và phát triển 2 đối tượng cây trồng này rất hiệu quả. Nông dân chúng tôi rất an tâm để phát triển vì hiệu quả kinh tế cao”.

Huyện Kế Sách với thế mạnh là cây bưởi da xanh, bưởi năm roi, huyện Mỹ Tú ưu tiên phát triển cây quýt ở vùng trũng xã Hưng Phú. Đây là vùng đất thích nghi tốt với cây có múi. Huyện Mỹ Tú đang tập trung quy hoạch phát triển cây trồng này để thay thế cây mía, cây tràm hiệu quả kinh tế thấp.

Ông Lê Văn Đáng, Phó chủ tịch huyện Mỹ Tú cho biết: “Chúng tôi đã có dự án đầu tư phát triển 300 ha ở Hưng Phú để phát triển cây có múi, trong đó là cây quýt, cam. Chúng ta cũng tập trung chuyển giao KHKT và các mô hình trình diễn để gắn với thương hiệu của vùng, chúng tôi liên kết sản xuất và tiêu thụ cho nông dân vì đây là vùng chuyển đổi tập trung và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia tiêu thụ sản phẩm của vùng một cách thuận lợi”.

Đối tượng cây trồng phát triển mạnh trong 3 năm qua ở Sóc Trăng là cam và ổi, theo thống kê chiếm trên 5.000 ha, nhưng con số thực tế sẽ còn cao hơn do nông dân thường trồng xen canh. Ở Mỹ Tú diện tích mở mới từ đất trồng tràm, trồng lúa kém năng suất, đất trồng mía, còn ở Kế Sách và Long Phú thì nông dân trồng cam, trồng ổi bằng hình thức thay thế cây trồng khác, hay áp dụng trồng xen nên diện tích rất khó thống kê. Đầu tư cho 2 giống cây trồng này có khả năng thu hồi vốn nhanh nên nhà vườn khá mạnh tay, cứ mỗi khi giá thị trường tăng cao thì diện tích trồng lại bùng phát.

Cục Trồng trọt, cảnh báo, ĐBSCL có khoảng 670.000ha đất trồng cây ăn trái, sản lượng đạt 6 - 7 triệu tấn mỗi năm. Đặc biệt là diện tích trồng cam tăng quá nhanh ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL, nổi trội là Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Hậu Giang. Mỗi địa phương tự phát với diện tích hàng ngàn hec-ta sẽ dẫn đến khủng hoảng thừa là điều khó tránh.

Diện tích trồng cam ở Sóc Trăng không lớn so với diện tích trồng cam của khu vực, nhưng phần lớn là phân tán ở nhiều địa bàn, chính vì thế mà khả năng mất ổn định về giá sẽ rất dễ xảy ra. Nông dân phát triển sản xuất phải dựa vào thế mạnh chủ lực, còn phát triển mang tính tự phát như cây ổi, cây cam hiện nay thì khả năng thua lỗ rất cao.

Nguyễn Hòa

Các tin mới:

31/12/2014
31/12/2014
31/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
30/12/2014
29/12/2014

 

 

Xem các tin năm 2014: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126

Xem các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang